THƯƠNG VỤ M&A ĐẦU TIÊN CỦA NGÀNH SỮA : VÌ SAO VINAMILK MUỐN MUA 47% CỔ PHẦN GTNFOODS?

THƯƠNG VỤ M&A ĐẦU TIÊN CỦA NGÀNH SỮA : VÌ SAO VINAMILK MUỐN MUA 47% CỔ PHẦN GTNFOODS?

Vinamilk – Doanh nghiệp sữa số 1 Việt Nam đã chính thức ngỏ ý muốn mua gần 47% cổ phần GTN của công ty GTNfoods. Cùng với đó, cổ phiếu GTN đã tiếp tục đà tăng mạnh, đẩy giá lên vùng trên 20.000 đồng (tính đến hết phiên 19/3/2019)-cao nhất trong vòng 2 năm qua.

Như chúng tôi đã thường xuyên thông tin trước đây. GTNfoods là một trong những start-up thành công trong lĩnh vực nông nghiệp. Thông qua hoạt động M&A, GTNfoods hiện sở hữu 3 thương hiệu nông nghiệp lớn, lâu đời gồm Mộc Châu Milk, Vinatea và Vang Đà Lạt. Cụ thể:




Mộc Châu Milk hiện đang có đàn bò 23.500 con với quy mô chăn thả lên đến 1.000 héc ta. Mỗi năm, sản lượng sữa của Mộc Châu Milk đạt khoảng 100 nghìn tấn và mô hình kinh doanh của công ty là liên kết chăn nuôi với nông dân, tổng số diện tích nuôi nông hộ liên kết đạt 3.000 héc ta. Mộc Châu Milk hiện chiếm 23% thị phần sữa nước tại Miền Bắc, chỉ thua Vinamilk.

Điểm mạnh của Mộc Châu Milk là vùng nuôi quy mô lớn và thổ nhưỡng phù hợp với đàn bò và có hệ thống sản xuất sữa khép kín từ khâu nguyên liệu thức ăn đến sản phẩm sữa. Điểm yếu Mộc Châu Milk hiện vẫn chưa giải quyết được đó là mở rộng quy mô phân phối ra ngoài Miền Bắc.




Vinatea hiện là một trong những nhà sản xuất sản phẩm trà hàng đầu Việt Nam với 4.700 héc ta đất nông nghiệp. Mỗi năm, Vinatea cung ứng ra thị trường 10.000 tấn trà. Điều đáng nói nhất là trong giai đoạn tái cơ cấu, công ty đã cải tiến được vùng trồng, đạt tiêu chuẩn Rainforest Alliance về phát triển nông nghiệp bền vững. Đồng thời, Vinatea cũng đã cải tiến được nhiều sản phẩm. Nhờ đó, Vinatea bắt đầu xuất khẩu được sang các thị trường khó tính và sản phẩm được thị trường chung đón nhận.

Điểm yếu của Vinatea là tất cả chỉ mới bắt đầu và doanh thu, lợi nhuận thu về chưa cao.




Vang Đà Lạt được kế thừa trên nền tảng xưởng rượu Lafaro của người Pháp, xây từ thế kỷ 19. Ladofoods đã khánh thành Nhà làm vang chuyên nghiệp Ladora Winery và trở thành nhà làm vang thực thụ lớn nhất khu vực Đông Nam Á, sở hữu quy trình sản xuất hiện đại theo chuẩn công nghệ làm vang hàng đầu Châu Âu.

Với thế mạnh của GTNfoods, việc Vinamilk chọn GTNfoods để M&A sẽ giúp thương hiệu này tạo một thị phần cách biệt với các doanh nghiệp sữa khác. Như chia sẻ của bà Mai Kiều Liên hồi cuối năm 2018 “Khi lấy được thị phần sẽ giải quyết được tất cả vấn đề”. Hiện VNM đã có 58-59% nội địa rồi, tức vẫn còn đến hơn 40% nữa để chiếm lĩnh. Đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt với các thương hiệu trong và ngoài nước. Ngoài ra, ở thị trường miền Bắc, Vinamilk vẫn chưa có vùng nuôi và bước M&A GTNfoods có thể là một bước đệm lớn để Vinamilk sắp xếp lại bản đồ kinh doanh phía Bắc. M&A thành công GTNfoods, Vinamilk có thể giảm bớt chi phí vận chuyển sữa từ các khu vực khác ra thị trường rộng lớn Hà Nội và khu vực phụ cận. Nhờ vậy, Vinamilk có thể giảm giá thành sản phẩm theo như kế hoạch mà bà Mai Kiều Liên từng chia sẻ.

Khi được hỏi về quan điểm của GTNfoods trước động thái chào mua công khai cổ phiếu GTN của Vinamilk, ông Lại Cao Lê cho biết ban lãnh đạo công ty cũng đã có nhiều buổi họp bàn và đi đến quan điểm nhất trí là ủng hộ việc này. Ông Lê nói:

“Hiện, ban lãnh đạo GTNfoods đã có các buổi trao đổi với khá nhiều cổ đông của công ty để tìm hiểu quan điểm, nguyện vọng của họ. Đa phần đều ủng hộ việc GTNfoods có thêm nhà đầu tư có năng lực trong ngành để cùng đồng hành và kết hợp với công ty phát triển các tài sản hiện có”.

Ông Lê cho biết, công ty cũng đã làm việc với nhiều cổ đông để xem quan điểm của họ trong việc nắm giữ hay bán cổ phiếu GTN trong bối cảnh giá chào mua công khai thấp hơn giá thị trường thì các nhà đầu tư này đa phần sẽ nắm giữ với mong muốn đồng hành cùng công ty lâu dài.


Bình luận


Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan