Bài toán đau đầu
ngược đời của các hãng xe
trên thế giới
Những bức tường xanh
Những chiếc xe ô tô đầu tiên trên thế giới được ra đời từ thế kỷ 19. Số “tuổi” của ngành công nghiệp ô tô tính đến nay đã vượt quá xa số tuổi của một đời người. Cùng với tuổi tác của mình, ngành ô tô thế giới đi từ cải tiến này đến cải tiến khác.
Dần dần, hàng triệu bộ não với đủ tư duy sáng tạo đã đưa ô tô từ một loại xe có thể di chuyển được nhờ động cơ lên thành những chiếc xe đẹp đẽ lăn bánh trên đường phố với đủ loại hình hài, màu sắc. Thậm chí, người lái còn chẳng mất công điều khiển.
Thế nhưng, khi ngành công nghiệp ô tô đang ở đỉnh về cả thiết kế lẫn công năng thì các hãng xe trên thế giới lại loay hoay với ô tô điện – loại ô tô mà tốc độ cao nhất cho đến thời điểm hiện tại còn chưa bằng tốc độ “lề rề” nhất của một con xe chạy xăng. Dù mọi thứ dường như đang… đi ngược với những gì lâu nay người dùng đã được trải nghiệm từ sự thăng hoa của ngành ô tô nhưng với các doanh nghiệp ô tô thì đây lại đang là cuộc cách mạng, là bài toán khó họ cần giải.
Lý do thì có nhiều nhưng, ai đọc cuốn Quốc gia Khởi nghiệp sẽ hiểu rõ có một lý do lớn để nhiều quốc gia sẵn sàng chi mạnh tay để phát triển xe điện – loại xe cho đến thời điểm hiện tại – có năng lực chở và vận tốc thấp hơn xe xăng rất nhiều. Chiến tranh dầu mỏ đã đẩy nhiều quốc gia vào lựa chọn làm thế nào để giảm bớt ảnh hưởng của quyền lực dầu mỏ lên nền kinh tế của họ. Việc thúc đẩy phát triển xe điện với hàng loạt chính sách cởi mở là một trong những phương án nhiều quốc gia đưa ra để giảm bớt phụ thuộc vào “vàng đen”.
Năng lượng xanh
Bài toán khó mới
của thời đại mới
Ngành ô tô chỉ là ngành “nổi” cho thấy bài toán năng lượng xanh cấp thiết thế nào. Thực tế, bài toán năng lượng xanh lan ra nhiều ngóc ngách trong cuộc sống ở kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên mà môi trường sống xanh được ưu tiên hàng đầu.
Theo các nghiên cứu khoa học, nguồn nhiên liệu hóa thạch rất phổ biến nhưng đang gây ra những tác đông không nhỏ đến môi trường. Khi chúng ta bước sang một kỷ nguyên mới, điều quan trọng là phải tìm ra các nguồn năng lượng mới, và năng lượng xanh là chìa khóa cho tương lai.
Việt Nam đang thiếu điện trầm trọng, đặc biệt khu vực miền Nam, trong khi đó đường tải điện hiện nay đã hoạt động full công suất và việc đáp ứng điện cho thời gian tới là khá thấp. Dự báo, đến năm 2020-2021, tỷ lệ dự phòng điện quốc gia sẽ thiếu hụt trước bối cảnh nhu cầu sinh hoạt, sản xuất ngày càng tăng.
Trong khi các dự án nguồn thủy điện lớn đã được khai thác tối đa, các dự án nhiệt điện than phải đối mặt với áp lực về môi trường thì việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như: Năng lượng mặt trời, thủy điện, sinh khối, địa nhiệt và các loại năng lượng tái tạo khác là lựa chọn thay thế tuyệt vời. Lợi ích mà các nguồn năng lượng này mang đến từ lâu đã không còn là điều phải bàn cãi: giúp con người dọn dẹp hành tinh đang bị ô nhiễm, bẩn thỉu hơn bao giờ hết, giúp giảm bớt sự nóng lên của toàn cầu, không bao giờ cạn kiệt…
Chung lại cho các nguồn năng lượng này có lẽ từ Năng lượng xanh là mô tả rõ nét nhất.
Vậy thì, vì đâu
năng lượng xanh
vẫn là bài toán phải giải?
Bài toán lớn nhất của năng lượng xanh đó là: Dù càng lúc năng lượng xanh càng được quan tâm vì nhu cầu năng lượng tăng lên đồng thời các vấn đề về môi trường ngày càng bức thiết thì bài toán vốn liếng và vận hành vẫn đang tìm đáp án.
Phong trào này đã phát triển mạnh với các dự án LEED ở 147 quốc gia và 1,6 triệu dự án nhà ở được đăng ký hoặc chứng nhận. Theo Báo cáo SmartMarket của Xu hướng Công trình Xanh Thế giới 2016, riêng thị trường vật liệu xây dựng xanh dự kiến sẽ đạt 250 tỷ USD vào năm 2019.
Ý kiến từ một doanh nghiệp trong ngành cho biết, cũng chính do nhu cầu quá lớn trong khi nguồn cung chưa đủ đáp ứng, chính phủ Việt Nam là một trong số ít quốc gia đang có chính sách hỗ trợ giá cho người tiêu dùng. Bởi hiện nay mức sống của người dân chưa cao, dẫn đến việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải trực tiếp đứng ra mua điện, và bán lại với mức giá 9,35 UScent/kWh cho người tiêu dùng. Theo thời gian, khi mức sống người dân cải thiện, giá điện sẽ tăng dần để cân đối hai đầu vào và ra, thực thế giá điện than hay điện khí cũng tăng dần thời gian qua. Hiện giá điện than đang ở mức hơn 7 UScent/kWh, điện khí vào mức hơn 8 UScent/kWh.
Nhiều ý kiến tỏ ra quan ngại về ngân sách quốc gia khi hỗ trợ mức giá mua 9,35 UScent/kWh, đi cùng việc sản xuất và vận hành điện mặt trời song song sẽ gây áp lực lên vốn, và những vấn đề liên quan khác. Chưa kể, việc đầu tư năng lượng sạch không hề đơn giản, tuy nhiên để chạy đua với mức giá ưu đãi, hàng loạt doanh nghiệp cấp tốc triển khai và phát điện trước ngày 30/6/2019 đã để lại nhiều khúc mắc, liệu công tác vận hành có đủ đảm bảo, nguồn vốn triển khai sẽ lấy từ đâu…Và với chỉ tiêu 12.000MW đến năm 2030 thì phải chăng cuộc đua này sẽ “nóng” như thế nào trong tương lai?
Comment