Sự đứt gánh chuỗi cung cứng trong đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch đầu tư sang Việt Nam. Trong làn sóng này, Spartronics – nhà sản xuất các thiết bị phức hợp điện tử và cơ điện tử cho lĩnh vực hàng không dân dụng, quốc phòng, không gian vũ trụ, điều khiển, khoa học đời sống và y tế đã chọn Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (Bình Dương) để xây dựng mới nhà máy có quy mô 27.000m2. Cùng chúng tôi trao đổi với ông Dũng Trần – Tổng Giám Đốc Spartronics Việt Nam để hiểu hơn về quyết định đầu tư này.
Ông Dũng Trần – Tổng Giám Đốc Spartronics Việt Nam
Nhà máy Spartronics tại Bình Dương được bắt đầu xây dựng vào năm 2021 – đúng thời điểm chuỗi cung ứng đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19. Vậy đâu là điều khiến Spartronics đi đến quyết định đầu tư có thể được coi là “táo bạo” vào thời điểm bấy giờ?
Trước khi đầu tư vào nhà máy tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, chúng tôi đã vận hành nhà máy tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore I, TP. Thuận An từ năm 2005 – một thời điểm mà ngành điện tử viễn thông trong nước còn đang ở buổi đầu phát triển. Từ đó đến nay, Spartronics đã tích lũy được sự hiểu biết sâu sắc với thị trường sau thời gian dài hoạt động. Do đó, quyết định đầu tư nhà máy có quy mô gấp bốn lần nhà máy cũ tại Thuận An của chúng tôi là một quyết định được cân nhắc kỹ lưỡng và mang tính chiến lược.
Việt Nam hiện là đối tác quan trọng trong chiến lược phát triển của Tập đoàn, không chỉ vì sự phát triển thần tốc trong khu vực mà còn ở các điều kiện thuận lợi và nhiều chính sách ưu đãi trong thu hút đầu tư. Chúng tôi có cam kết đầu tư lâu dài vào thị trường Việt Nam, bằng nguồn tài chính và công sức để đào tạo nhân lực, góp phần phát triển nguồn nhân lực từ thấp lên cao nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam, từ đó giúp họ có thể đảm đương các vị trí quan trọng trong doanh nghiệp như chuyên gia cao cấp hay cán bộ quản trị doanh nghiệp. Ngoài ra, chúng tôi đặc biệt chú trọng xây dựng các chương trình hành động về Môi trường làm việc, Văn hóa doanh nghiệp, An toàn – Sức khỏe, Cân bằng giữa công việc và cuộc sống để phục vụ người lao động… Đây là những lý do đưa đến quyết định mang tính “chiến lược” này của chúng tôi.
Chính phủ Việt Nam rất khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài nâng cao tỷ lệ nội địa hóa khi đầu tư tại Việt Nam. Dưới góc độ của Công ty, công ty đánh giá như thế nào về năng lực cung cấp của các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng và Công ty đã làm gì để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa?
Gần 20 năm hoạt động tại Việt Nam giúp chúng tôi xây dựng được một mạng lưới các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng và chúng tôi luôn ưu tiên sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp trong nước nếu đảm bảo các yêu cầu về chất lượng của Spartronics.
Đơn cử như khi xây dựng nhà máy mới tại Bình Dương, chúng tôi cũng lựa chọn sản phẩm tôn mạ AM ma trận 4 lớp từ một nhà cung cấp đã có 30 năm hoạt động trong nước. Như các bạn đã biết, nhà máy của Spartronics tại Việt Nam chuyên sản xuất các sản phẩm phức hợp điện tử, cơ điện tử cho ngành hàng không dân dụng, thiết bị y tế, thiết bị đo lường và điều khiển trong các môi trường công nghiệp đòi hỏi độ chính xác cao.
Với đặc thù sản xuất như vậy nên chúng tôi có yêu cầu rất cao đối với các vật liệu xây dựng nhà máy, chú trọng đến tính hiệu quả đầu tư lâu dài. Chúng tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu nhiều loại vật liệu khác nhau, cuối cùng lựa chọn tôn mạ AM ma trận bốn lớp từ NS BlueScope Việt Nam. Kể từ khi nhà máy chính thức đi vào hoạt động đến nay, chúng tôi thấy rất hài lòng với lựa chọn của mình.
Nhà máy Spartronics sử dụng tôn mạ AM ma trận 4 lớp để đảm bảo độ bền đẹp cho nhà máy theo thời gian.
Với các doanh nghiệp ngành điện, điện tử đang mong muốn xây dựng nhà máy tại Việt Nam, theo ông đâu là những xu thế mà doanh nghiệp nên nắm bắt khi xây dựng nhà máy?
Phát triển bền vững, thân thiện với môi trường luôn là tiêu chí nền tảng cho mọi chiến lược kinh doanh, cũng là văn hóa của chúng tôi. Theo đó, nhà máy đã đạt chứng chỉ LEED GOLD – Phiên bản 4, là phiên bản mới nhất với những tiêu chuẩn khắt khe nhất của Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (USGBC) dành cho các công trình thân thiện với môi trường. Đây cũng là một xu hướng quan trọng với các doanh nghiệp khi xây dựng nhà máy.
Ngoài ra, để đảm bảo cho hoạt động sản xuất luôn được thông suốt, nhà máy cần phải có độ bền cao. Trong một thị trường khi mà tất cả đều đi rất nhanh, nhưng chúng ta bị chậm lại một vài tháng vì phải sửa chữa nhà máy, khiến hoạt động sản xuất bị gián đoạn, sẽ ảnh hưởng hết sức lớn đến doanh nghiệp. Do đó, ngay từ bước xây dựng nhà máy, chúng ta nên chọn lựa kỹ càng các loại vật liệu, đặc biệt là vật liệu mái và vách, mặc dù chỉ chiếm khoảng 5% giá trị đầu tư của công trình nhưng lại được xem như vỏ bọc bao che cho cả nhà máy và máy móc sản xuất bên trong. Do đó, vật liệu cần đảm bảo tính bền vững theo thời gian, ví như tôn mạ AM – Activate ma trận bốn lớp chống ăn mòn tối đa mà tôi đã nói ở trên.
Bên cạnh đó, chúng tôi đã lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái cho toàn bộ diện tích mái nhà xưởng và văn phòng để giảm thiểu lượng khí CO2 thải ra môi trường, phù hợp với xu thế về cân bằng năng lượng trong công trình xanh hiện đại.
Nhà máy lắp đặt hệ thống điện năng mặt trời áp mái, giúp cắt giảm lượng CO2 thải ra môi trường và đạt cân bằng năng lượng.
Xin cảm ơn ông!
Có thể bạn chưa biết, NS BlueScope là cha đẻ và là công ty xác lập các chuẩn công nghệ mạ được sử dụng tại thị trường Việt Nam. Năm 1993, khi thị trường Việt Nam còn sơ khai với công nghệ mạ kẽm, BlueScope là công ty đưa vào sản phẩm tôn mạ nhôm kẽm (AZ). Từ năm 2019, NS BlueScope ra mắt công nghệ mạ AM – Activate ma trận 4 lớp – công nghệ mạ vượt trội hơn hẳn so với mạ AZ (chỉ 2 lớp).
Công nghệ mạ AM ma trận 4 lớp là kết quả của hơn 20 năm nghiên cứu và phát triển với hơn 20 bằng sáng chế bảo hộ toàn cầu. Thiếu đi 1 hoặc nhiều yếu tố liên quan đến các hạng mục của hơn 20 bằng sáng chế trong quá trình sản xuất, lớp mạ bảo vệ AM không những không tạo được ma trận 4 lớp bảo đảm khả năng chống ăn mòn vượt trội mà còn tạo ra lớp mạ dễ tổn thương hơn, bị ăn mòn sớm ngay từ khâu sản xuất, và chống ăn mòn yếu hơn.