DỰ BÁO NGÀNH  DA GIÀY 2020  CƠ HỘI NÀO  CHO THỊ TRƯỜNG TOÀN CẦU?

DỰ BÁO NGÀNH DA GIÀY 2020 CƠ HỘI NÀO CHO THỊ TRƯỜNG TOÀN CẦU?

Vài năm trở lại đây, ngành da giày đang phát triển với tốc độ ổn định. Nhờ sự gia tăng nhu cầu về mặt hàng da giày ở tất cả các độ tuổi đã đòi hỏi các nhà sản xuất phải nghiên cứu để đáp ứng thị hiếu, hợp thời trang mà vẫn thoải mái, có nhiều sự lựa chọn đã giúp thúc đẩy ngành da giày toàn cầu phát triển.

Theo đó, thị trường da giày toàn cầu được phân chia theo các tiêu chí: chủng loại da giày, đối tượng sử dụng cuối cùng, nền tảng bán hàng, nguyên vật liệu sử dụng và doanh số bán hàng thông qua yếu tố khu vực địa lý. Thống kê hiện nay, các quốc gia châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ đang là nhà xuất khẩu da giày lớn nhất vào các nước phát triển (bao gồm cả Anh và Mỹ).

Giày có chất liệu từ da là sản phẩm cao cấp chiếm thị phần đáng kể trên thị trường da giày toàn cầu. Trong thập kỷ qua, thị trường da giày toàn cầu đã chứng kiến sự tăng trưởng ổn định và dự kiến sẽ giữ vững tốc độ hiện tại trong những năm tiếp theo.

Thêm vào đó, mối quan tâm về sức khoẻ ngày càng gia tăng đã tác động phần nào đến từng cá nhân trong các hoạt động thể chất ở ngoài trời lẫn trong nhà. Xu hướng này sẽ giúp nhu cầu về giày thể thao nói riêng cũng như ngành da giày nói chung tăng lên.

Hiện nay, xu hướng của các nhà sản xuất là tập trung đẩy mạnh phát triển và đổi mới các sản phẩm để giữ vững vị thế của mình trên thị trường. Điển hình là các công ty hàng đầu đang hoạt động trên thị trường: Adidas, Timberland, Nike và ECCO… luôn không ngừng tìm ra giải pháp mới và tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ tốt hơn, song song với việc nâng cấp thiết kế các mẫu giày hiện tại.

Sở thích mua sắm ngày càng phổ biến của người tiêu dùng đối với các phương tiện trực tuyến đang thúc đẩy doanh số bán hàng thông qua các trang web bán lẻ trực tuyến. Tuy nhiên, các cửa hàng bán lẻ vẫn mang đến trải nghiệm mua hàng vượt trội cho khách hàng so với phương thức bán hàng trực tuyến, nên chúng vẫn đóng vai trò chi phối trong các phân khúc bán hàng. Về loại vật liệu sử dụng, phân khúc thị trường phân chia thành giày da và giày không da, trong đó giày da chiếm thị phần lớn hơn. Về mặt địa lý, thị trường da giày toàn cầu được phân chia thành Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á – Thái Bình Dương và khu vực LAMEA (bao gồm: Mỹ Latin, Trung Đông và Châu Phi).

Vài năm gần đây, Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực tạo ra doanh thu cao nhất trong ngành da giày toàn cầu. Trong đó, Trung Quốc là nhà sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu lớn nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương, quốc gia này đóng vai trò rất quan trọng khó có thể thay thế được. Ở khu vực châu Á, ngoài Trung Quốc còn có Ấn Độ cũng là nhà sản xuất da giày chính trên toàn thế giới, những quốc gia này chủ yếu xuất khẩu sản phẩm da giày của họ sang Mỹ và Anh. Theo đó, giày dép phi thể thao đã chứng kiến sự gia tăng nhu cầu thay đổi theo phong cách sống từ các cá nhân ở khu vực này. Tại Trung Quốc, các nhà sản xuất da giày nội địa chiếm lĩnh thị phần trong việc xuất khẩu ra thị trường toàn cầu.

Châu Á – Thái Bình Dương cũng được dự đoán là khu vực phát triển nhanh và lớn nhất. Sự tăng trưởng này được cho là do mức thu nhập khả dụng của người tiêu dùng tăng lên ở các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra, xu hướng chăm sóc sức khỏe càng được nâng cao, cũng như việc tổ chức Thế vận hội Olympic trong khu vực tại Tokyo 2020, sẽ thúc đẩy hơn nữa các hoạt động thể thao và gia tăng nhu cầu da giày.


Bình luận


Bài viết liên quan