Sau nhiều biến cố từ dịch tả lợn Châu Phi đến đại dịch COVID-19, ngành chăn nuôi đang có nhiều thay đổi hướng đến sự quy mô và chuyên nghiệp, mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Sau dịch cũng sẽ là thời cơ để bứt phá nên ở thời điểm này nhiều doanh nghiệp phân phối, chăn nuôi đang củng cố lại chuỗi cung ứng sản xuất để sẵn sàng nắm bắt cơ hội.
thách thức đan xen cơ hội cho chăn nuôi
Kinh nghiệm từ các quốc gia tiên tiến chỉ ra rằng, trong ngành chăn nuôi thì con giống, dinh dưỡng và quản lý/ vệ sinh chuồng trại là những yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp (DN). Những biến cố liên tiếp đã khiến giá thành của ngành chăn nuôi – bán lẻ tăng vọt, biến thách thức thành cơ hội cho những DN chuyên nghiệp, nghiêm túc, quan tâm và thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn sinh học, tìm hiểu các nguồn giống tốt, và tái đàn đúng quy trình. Điều này cần sự đầu tư lớn, tập trung, bài bản từ những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, hiểu biết và tầm nhìn dài hạn trong lĩnh vực chăn nuôi.
Công ty Cổ phần CPV – Food VN (thuộc Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam) là một trong những DN như vậy. Thời điểm đại dịch chưa diễn ra, công ty này đang xây dựng dự án sản xuất và chế biến gà xuất khẩu tại Bình Phước. Đây là dự án xuất khẩu gà chế biến theo mô hình khép kín đầu tiên của C.P. Việt Nam. Ước tính ngân sách đầu tư lên đến 200 triệu USD và công suất đạt 50 triệu con một năm.
Ông Sawang Chanprasert, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần CPV – Food VN chia sẻ, dịch COVID-19 đã khiến tiến độ hoàn thành dự án chậm hơn so với kế hoạch do vướng quy định về cách ly xã hội, cũng như các biện pháp phòng chống dịch của Chính phủ Việt Nam… Tuy nhiên, khi dịch bệnh COVID-19 đang đẩy thế giới vào tình trạng khan hiếm thực phẩm cũng như chuỗi cung ứng, nhận ra các cơ hội để xuất khẩu hàng hoá trong chuỗi cung ứng ra các thị trường nước ngoài cũng là một hướng đi tiềm năng cho ngành chăn nuôi, C.P. đã đẩy tiến độ nhanh nhất có thể nhằm nhanh chóng đưa dự án sản xuất và chế biến gà xuất khẩu đi vào hoạt động, “Thị trường chúng tôi hướng tới là cả trong nước và xuất khẩu nên đã có sự chuẩn bị về nguồn nhân lực cũng như các nguồn lực khác để sẵn sàng triển khai khi có thể”.
Nói thêm về dự án đang xây dựng, ông Sawang Chanprasert cho biết dự án này sử dụng các công nghệ hiện đại nhất trong suốt quy trình, từ đầu vào như thức ăn chăn nuôi, trang trại chăn nuôi gà cho tới nhà máy chế biến thịt gà nhằm cho ra sản phẩm thịt gà đạt tiêu chuẩn chất lượng, sạch, an toàn cho người tiêu dùng.
“Muốn chăn nuôi tốt, có vật nuôi tốt, sản phẩm tốt thì cần có chuồng trại, nhà máy tốt”. Chuồng trại, nhà máy chế biến phải được sử dụng nguyên vật liệu chất lượng cao, giải pháp từ thiết kế đến thi công phải đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí của C.P., được cung cấp bởi những đơn vị uy tín, đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Nhà máy CPV – Food Việt Nam sử dụng vật liệu thép và giải pháp từ BlueScope Lysaght®
BlueScope Lysaght®, thương hiệu từ Úc, chuyên về các giải pháp thép mạ ưu việt độc đáo cho công trình, đáp ứng mọi phong cách thiết kế, mang đến không gian làm việc thoải mái và tiết kiệm năng lượng với thời gian tái đầu tư hiệu quả nhất. Lysaght® tập trung vào ba lĩnh vực chính gồm: Thiết lập tiêu chuẩn mới cho các nhà máy công nghiệp thông qua giải pháp Roofing & Walling; đóng góp vào sự phát triển của ngành nông nghiệp công nghệ cao bằng giải pháp chuồng trại Lysaght® Agrished™, và hiện đại hóa đô thị thông qua các giải pháp đặc thù cho nhiều công trình nhà chọc trời với sản phẩm tấm sàn thép Lysaght® Bondek®II.
Với Công ty Cổ phần Ba Huân, Ông Phạm Thanh Hùng, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Ba Huân thừa nhận, khi diễn tiến dịch phức tạp, doanh số bán ra tại kênh trường học, nhà hàng, khách sạn của Ba Huân giảm mạnh. Lượng sản phẩm vốn chỉ bán cho trường học, nhà hàng, khách sạn hầu như không có doanh thu. Vì thế, Ba Huân phải chuyển hướng qua kênh siêu thị, kênh online – nhờ vậy không bị ảnh hưởng nhiều từ dịch.
Nhờ chuyển hướng qua kênh siêu thị, kênh online Ba Huân không bị ảnh hưởng nhiều từ dịch
Đồng thời, để nắm bắt cơ hội, sẵn sàng cho bứt phá sau đại dịch, công ty đã hoàn chỉnh chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn, với trang trại chăn nuôi gia cầm công nghệ cao quy mô 18 ha, tổng đàn 1 triệu con và nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi công suất 20 tấn/giờ tại Bình Dương; Nhà máy xử lý trứng gia cầm quy mô 2 ha, công suất 185.000 trứng/giờ tại TP. Hồ Chí Minh; Nhà máy chế biến thực phẩm quy mô 5 ha, công suất 50 tấn/ngày tại Long An; Trang trại chăn nuôi gà lấy thịt công nghệ cao quy mô 30 ha, tổng đàn 3 triệu con tại Long An… Trong đó, riêng sản phẩm trứng gia cầm, trung bình mỗi ngày Công ty Ba Huân cung ứng ra thị trường từ 600.000 – 1 triệu quả trứng.
thách thức đan xen cơ hội cho chăn nuôi
Trong thời điểm dịch bệnh xảy ra, chuỗi cung ứng phân phối bán lẻ đóng vai trò rất quan trọng và được đánh giá ít chịu tác động hơn từ dịch. Với các DN sản xuất, nếu có cả chuỗi cung ứng hoàn chỉnh ra thị trường sẽ đảm bảo được đầu ra, được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn và đảm bảo doanh thu, lợi nhuận tốt cho DN. Tập đoàn Masan Group được đánh giá là một điển hình bởi đã thiết lập nền tảng hệ sinh thái tiêu dùng tích hợp bằng việc hoàn tất sáp nhập Masan Consumer Holdings và VinCommerce (Đơn vị sở hữu hơn 3.000 siêu thị và cửa hàng tiện lợi VinMart/ VinMart+) để thành lập tập đoàn tiêu dùng – bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
Cũng nhờ vậy, trong giai đoạn đại dịch COVID-19 bùng phát, Masan đã đảm bảo chuỗi cung cứng hoạt động thông suốt, cung cấp đầy đủ hàng hóa với giá cả bình ổn, chất lượng cao đến tay người tiêu dùng. Đáng chú ý, COVID-19 bùng phát đúng thời điểm dịch tả lợn Châu Phi có dấu hiệu quay trở lại tại một số địa phương song Masan MEATLife (Công ty thành viên của Masan – đơn vị sở hữu thương hiệu thịt mát MEATDeli) đã tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh cao nhất nên đảm bảo đưa đến tay người tiêu dùng sản phẩm thịt lợn an toàn nhất.
Có thể thấy, COVID-19 đặt ra nhiều khó khăn và thách thức đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung và lĩnh vực bán lẻ nói riêng. Tuy nhiên, nhìn theo hướng tích cực, đây là cuộc khủng hoảng để kích hoạt sự đổi mới, khiến lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam chuyển đổi cấu trúc nhanh chóng hơn theo hướng bán lẻ hiện đại để phù hợp với xu hướng tiêu dùng mới.
Theo đó, xu hướng online cũng như hổ mọc thêm cánh trong bối cảnh mọi người phải hạn chế đi lại, tụ tập đến nơi đông người để phòng chống dịch bệnh và Masan đã nhanh chóng đồng thời triển khai nhiều giải pháp bán hàng online, đặt hàng qua điện thoại… Các giải pháp bán hàng này đã gia tăng lợi ích cho khách hàng, đảm bảo chuỗi bán lẻ VinMart/VinMart+ và hệ thống phân phối thịt mát MEATDeli cung cấp hàng hóa nhanh chóng, thuận tiện cho người tiêu dùng
Cũng trong xu thế này, nhà bán lẻ Saigon Co.op với hơn 800 điểm bán trải đều các phân khúc từ trung tâm thương mại, đại siêu thị, siêu thị cho tới cửa hàng tiện lợi đã nhanh chóng triển khai bán hàng online, đặt hàng qua điện thoại để củng cố vị thế trong dịch. Việc đẩy nhanh các hình thức này đã giúp doanh số bán ra của Saigon Co.op được duy trì, trong đó kênh bán online đã tăng gấp 10 lần so với trước đây. Nhà bán lẻ này cho biết sẽ tiếp tục các giải pháp trên ngay cả khi dịch kết thúc để tạo sự đa dạng trong chuỗi cung ứng bán lẻ cho người tiêu dùng.
Theo Masan, với những giải pháp quyết liệt đã giúp VinCommerce (VCM) đạt tăng trưởng doanh thu thuần 40% trong Quý 1/2020. Lợi nhuận cải thiện đáng kể với biên EBITDA trong Quý 1/2020 đạt mức 5.1%, tăng lên so với mức 9.1% và 10.7% lần lượt vào Quý 1/2019 và Quý 4/2019. Ngành thịt và chăn nuôi của Masan MEATLife tiếp tục mở rộng quy mô, doanh thu Quý 1/2020 tăng trưởng 85% so với Quý 4/2019.
Bình luận