CÔNG NGHỆ HỖ TRỢ  AN TOÀN HÀNH VI  NHƯ THẾ NÀO TRONG NGÀNH SẢN XUẤT

CÔNG NGHỆ HỖ TRỢ AN TOÀN HÀNH VI NHƯ THẾ NÀO TRONG NGÀNH SẢN XUẤT


Tất cả chúng ta đều có những thói quen xấu – cho dù là ngắt lời cấp trên hay quên tắt máy tính vào cuối ngày. Những lỗi nhỏ này có thể gây ra mâu thuẫn tại nơi làm việc nhưng nếu xét đến ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự an toàn thì hậu quả thực sự có thể trở nên rất nghiêm trọng.

Vì vậy, hãy xây dựng một nền văn hoá an toàn vững mạnh, nhằm chỉ dẫn các hành vi hàng ngày: trọng tâm tập trung vào việc giảm thiểu tai nạn lao động tại nơi làm việc. Một biện pháp phổ biến được áp dụng để xây dựng văn hoá trên là chương trình an toàn hành vi (Behavioural Safety Programme – BSP).

Cần có một nền tảng vững chắc để thực hiện BSP nếu muốn thành công. Quy trình vững chắc dùng để báo cáo các mối nguy hiểm, ghi lại – điều tra các sự cố và phân tích dữ liệu, tối đa các cơ hội nghiên cứu. Công nghệ đã đưa ra một giải pháp nhằm đảm bảo nhân viên tham gia bằng cách tạo điều kiện cho họ báo cáo các mối nguy hiểm và ghi lại các sự cố, cũng như để họ tham gia vào việc tạo ra các đánh giá rủi ro thực tế và cung cấp thông tin liên quan dựa trên bối cảnh, kỹ năng và kinh nghiệm.

Khi phần mềm quản lý an toàn và sức khoẻ phát triển tăng tốc, lúc này các doanh nghiệp sẽ chọn đầu tư vào các ứng dụng di động đột phá liên kết với các hệ thống nền tảng website. Ví dụ, thay vì điền vào biểu mẫu bằng bút hoặc quay lại máy tính bàn để điền vào bảng tính, công nhân có thể sử dụng điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng để ghi chép nhật ký làm việc về mối nguy hiểm hoặc đã thoát nạn trong gang tấc như thế nào.

Bất kể nhân viên đang làm việc ở đâu, đội ngũ phụ trách các vấn đề an toàn đều có thể nhận được thông tin tức thì. Các công cụ như vậy có thể có chức năng đa ngôn ngữ, có nghĩa là công nhân có thể ghi lại các quan sát bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, giảm nguy cơ thông tin bị sai lệch trong quá trình dịch thuật.

Phần mềm quản lý an toàn và sức khoẻ cũng có thể giúp loại bỏ gánh nặng hành chính mà các nhà quản lý an toàn phải đối mặt, giải phóng thời gian để có thể sử dụng tốt hơn cho nghiên cứu, kiểm chuẩn, xác định xu hướng và thực hiện biện pháp phòng ngừa. Việc dễ dàng báo cáo và quản lý các biện pháp được cung cấp bởi công nghệ đồng nghĩa với việc an toàn trở thành một phần của “cách thức mà chúng ta vận hành hoạt động” công ty; làm tăng số lượng nhân viên tham gia và nền văn hoá an toàn – bền vững – mạnh mẽ bắt đầu xuất hiện.

Một khi sự cố đã được ghi lại và các mối nguy hiểm đã được báo cáo tại hiện trường, dữ liệu đó có thể đưa vào hệ thống quản lý an toàn toàn diện hơn. Mặc dù vậy, tuân thủ pháp luật vẫn là mục tiêu chính của hệ thống này, cung cấp dẫn chứng cho thấy công ty đã thực hiện các nghĩa vụ ra sao.

Xen kẽ đó, công nghệ có thể được sử dụng để làm cho thông tin này phù hợp và hữu ích hơn cho người quản lý và người lao động. Ví dụ, công nghệ có thể giúp các thông tin liên quan về các hoá chất cụ thể được chọn lọc và trình bày một cách dễ dàng sử dụng; nghĩa là người lao động có thể đánh giá rủi ro theo nhiệm vụ cụ thể, chi tiết các bước họ cần thực hiện để giữ an toàn cho bản thân và đồng nghiệp. Hoặc người lao động có thể gửi thông tin cập nhật liên quan đến vị trí cụ thể hoặc nhiệm vụ của họ. Nếu nhân viên đã báo cáo các mối nguy hiểm thì họ có thể được theo dõi các cuộc điều tra và những gì đang được thực hiện để giảm thiểu rủi ro.

Công nghệ có thể dễ dàng ghi lại các hành vi an toàn và không an toàn hoặc các quan sát khác. Những bộ dữ liệu được ghi chép lại sẽ tạo ra các chỉ số hàng đầu về hiệu suất an toàn trong tương lai.

Những lợi ích cơ bản của các công nghệ tiên tiến trong quản lý an toàn và sức khoẻ là rất rõ ràng, đặc biệt khi áp dụng cho các ngành có rủi ro cao, tốc độ phát triển nhanh như ngành sản xuất. Khi các công ty nắm lấy được cơ hội này đảm bảo việc tuân thủ thì chi phí sẽ được kiểm soát và quan trọng nhất là người lao động sẽ được đảm bảo an toàn.

Tác giả: MATTHEW ELSON

Theo www.manufacturingglobal.com


Bình luận


Bài viết liên quan