KÌ VỌNG GÌ VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 2019

KÌ VỌNG GÌ VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 2019

Mặc dù bối cảnh kinh tế vĩ mô thế giới có nhiều bất ổn, nền kinh tế Việt Nam vẫn cho thấy những dấu hiệu khỏe mạnh: chất lượng tăng trưởng GDP tốt; dự kiến dòng vốn ngoại sẽ tiếp tục đổ vào thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, Việt Nam được các tổ chức đánh giá là nước hưởng lợi nhiều nhất từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung với những mặt hàng kỷ, yếu tố vô hình này lại trở thành tác nhân quyết định các xu

thâm dụng lao động như thủy sản, dệt may. Về chính sách tiền tệ, từ giữa năm 2018, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có những hành động cụ thể mang tính thắt chặt hơn để giảm bớt sức ép lên tỷ giá.

Điều nhà đầu tư quan tâm là năm 2019 – với hàng loạt thông tin vĩ mô tốt như thế thì thị trường chứng khoán có cửa tăng trưởng hay không. Chúng tôi tổng hợp một số nhận định về thị trường chứng khoán năm 2019 của các công ty chứng khoán lớn để nhà đầu tư tham khảo.

Theo Chứng khoán MBS, động lực tăng trưởng cho TTCK Việt Nam năm 2019 đến từ (1) kinh tế tăng trưởng cao so với các nước trong khu vực và EM; (2) tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp dự báo vẫn tích cực; (3) Xu hướng dòng vốn vào Việt Nam vẫn dương và (4) Triển vọng nâng hạng thị trường.
Những rủi ro với TTCK Việt Nam vẫn là những yếu tố bên ngoài như FED tăng lãi suất, Trung Quốc suy giảm kinh tế, chiến tranh thương mại hay những vấn đề tỷ giá Nhân dân tệ.

Điểm tích cực là định giá TTCK Việt Nam sau nhịp điều chỉnh mạnh đang ở mức hợp lý với P/E forward 2019 ở mức 13-14x. Ngoài ra, ông Sơn cũng cho rằng sau một năm điều chỉnh mạnh, có thể kỳ vọng thị trường sẽ có một năm hồi phục.

Chuyên gia MBS đánh giá yếu tố tăng trưởng lợi nhuận sẽ là yếu tố quan trọng thu hút dòng tiền ở lại thị trường. Thanh khoản hiện đang khá thấp, nhưng có thể đến từ yếu tố Tết nguyên đán cận kề và có thể sẽ hồi phục trở lại sau Tết.

Năm 2019, thị trường sẽ tiếp tục có nhiều thương vụ thoái vốn tại các doanh nghiệp lớn như VGC, ACV,… và điều này có thể giúp dòng tiền gia nhập thị trường. Ngoài ra, câu chuyện nổi bật năm 2019 sẽ là nâng hạng thị trường. Hiện tại, Việt Nam đã được vào watchlist của FTSE Russell và dự báo năm 2020 sẽ được nâng lên EM. Tuy vậy, câu chuyện lớn nhất sẽ là vào danh sách nâng hạng EM của MSCI. Với nỗ lực của Bộ Tài chính, UBCK khi chuẩn bị sáp nhập 2 Sở giao dịch, cải cách luật chứng khoán, chúng ta có thể kỳ vọng những tiêu chí chính nâng hạng MSCI sẽ được hoàn thiện trong năm nay hoặc đầu năm sau. Đây là yếu tố quan trọng để nhiều quỹ ngoại tìm đến Việt Nam.

CTCK Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) mới đây đã đưa ra đánh giá hạ triển vọng từ khả quan xuống trung lập đối với nhóm bất động sản trong năm 2019.

Theo BSC, tiến độ mở bán các dự án đều có xu hướng bị dời lại qua năm 2019 thay vì như kế hoạch mở bán trước đó trong năm 2018 vì các yêu tố liên quan đến vấn đề pháp lý (giấy phép xây dựng).

Cụ thể, một số dự án dự kiến được mở bán năm 2019 như Vincity Grand Park Q9 – VIC (dự kiến Q1/2019), Gem Riverside – DXG (dự kiến Q1/2019), Hermosa – KDH (dự kiến Q2/2019) và Akira City – NLG (dự kiến Q1/2019).

Trong khi đó, nguồn vốn tín dụng dành cho thị trường bất động sản năm 2019 sẽ bị hạn chế do Thông tư 16/2018/TT-NHNN. Theo đó, từ năm 2019, ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng 40% nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn thay vì mức 45% trong năm 2018. Điều này sẽ dẫn tới việc khó khăn hơn đối với các chủ đầu tư trong việc huy động vốn đầu tư các dự án do các chủ đầu tư Việt Nam vẫn phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn vay tín dụng và vốn huy động từ khách hàng.

Ngoài ra, số lượng căn hộ mở bán chính năm 2018 sẽ được đóng góp lớn từ Vincity. Hiện tại VHM đang triển khai 3 dự án với tổng số lượng căn hộ là 132.500 căn hộ trong giai đoạn 2019 – 2022, trong đó 2 dự án ở Hà Nội (89.000 căn) đã được mở bán giai đoạn đầu và TP.HCM (43.500 căn) sẽ được mở bán từ năm 2019.

BSC cho rằng điều này sẽ dẫn đến việc tiến độ dự án bị chậm lại so với kế hoạch ban đầu và KQKD năm 2019 – 2020 của ngành bất động sản có xu hướng tăng trưởng chậm lại. BSC dự báo tốc độ tăng trưởng KQKD của ngành bất động sản sẽ chậm lại so với năm 2018 chủ yếu do: (1) Thiếu các dự án chuẩn bị bàn giao trong năm 2019 – 2020; (2) Tăng trưởng lợi nhuận sẽ phụ thuộc nhiều vào lợi nhuận bất thường, chủ yếu đến từ việc chuyển nhượng dự án; (3) Lãi suất cho vay dự báo tăng và siết chặt tín dụng ít nhiều sẽ gây áp lực đến chủ đầu tư cũng như người mua nhà.

Năm 2019, thị trường sẽ tiếp tục có nhiều thương vụ thoái vốn tại các doanh nghiệp lớn như VGC, ACV,… và điều này có thể giúp dòng tiền gia nhập thị trường. Ngoài ra, câu chuyện nổi bật năm 2019 sẽ là nâng hạng thị trường. Hiện tại, Việt Nam đã được vào watchlist của FTSE Russell và dự báo năm 2020 sẽ được nâng lên EM. Tuy vậy, câu chuyện lớn nhất sẽ là vào danh sách nâng hạng EM của MSCI. Với nỗ lực của Bộ Tài chính, UBCK khi chuẩn bị sáp nhập 2 Sở giao dịch, cải cách luật chứng khoán, chúng ta có thể kỳ vọng những tiêu chí chính nâng hạng MSCI sẽ được hoàn thiện trong năm nay hoặc đầu năm sau. Đây là yếu tố quan trọng để nhiều quỹ ngoại tìm đến Việt Nam.

Theo báo cáo triển vọng thị trường năm 2019 của VNDIRECT, dòng tiền sẽ bớt hào hứng với những cổ phiếu mới niêm yết mà thay vào đó là những Bluechip với vị thế đầu ngành và nền tảng tài chính lành mạnh.

Nhà đầu tư có thể hướng một phần tỷ trọng danh mục sang những ngành phòng thủ như điện, tiêu dùng thiết yếu hay những cổ phiếu có lợi suất cổ tức cao.

Chương tích cực của những ngành xuất khẩu Việt Nam có thể sẽ tiếp diễn nhờ động lực từ những hiệp định thương mại tự do và hệ quả từ chiến tranh thương mại có thể sẽ hướng sự chú ý nhà đầu tư đến những cổ phiếu Thủy sản, Dệt may, Nông nghiệp, BĐS Khu công nghiệp và Logistics.

Xét trên phương diện nhóm cổ phiếu theo vốn hóa, nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa (midcap) có thể được chú ý đến, nhưng có chọn lọc. Dù cho độ rộng của thị trường thường được thu hẹp ở cuối của các thị trường giá lên và dòng tiền chủ yếu tập trung vào những cái tên vốn hóa lớn, thanh khoản cao và các Bluechips.

VNDIRECT cho rằng sự kết thúc của chiến lược đầu tư theo xu hướng giá sẽ kéo theo sự nổi lên của chiến lược đầu tư từ dưới lên (bottom – up). Chiến lược này có thể sẽ hiệu quả với những cổ phiếu midcap có chất lượng đã bị lãng quên và có mức định giá hấp dẫn, đặc biệt là những cái tên có thể duy trì mức tăng trưởng ổn định.

Theo quan điểm của Mirae Asset thì năm nay mặc dù kinh tế thế giới và thị trường có những bất ổn nhất định nhưng công ty chứng khoán MAS tin tưởng thị trường có sự ổn định nhất định, lãi suất, tỷ giá được giữ ổn định để doanh nghiệp có thể làm ăn có lãi, hiệu quả. Năm nay, công ty khuyến nghị là dù thị trường có lúc up, lúc down thì nhà đầu tư nên tập trung vào những ngành, những công ty vẫn duy trì được mức tăng trưởng trong năm 2019.

Ví dụ như ngành Cảng biển. Tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2018 đạt 482 tỷ USD, tăng 12,6% so với năm 2017 và kỳ vọng năm 2019 tiếp tục tăng trưởng 2 con số. Theo thỏa thuận hợp tác tự do thương mại như CPTPP, FTA với EU thì thuế suất cũng sẽ giảm về 0% từ năm 2019 nên xuất khẩu sẽ tăng cao. CPTPP sẽ tạo lợi thế vượt trội cho Việt Nam mở rộng và khai thác thị trường các nước thành viên. Chúng tôi nhận định nhờ vị trí đắc địa ở khu vực hạ nguồn sông Cấm đang giúp cho các doanh nghiệp GMD, VSC có lợi thế riêng để phát triển doanh thu.

Hay đối với ngành dệt may, việc xuất khẩu tăng 2 con số năm 2018 và Việt Nam đang chiếm khoảng 5-6% tổng giá trị dệt may toàn thế giới nên dư địa tăng thị phần vẫn còn nhiều. Việt Nam đã và đang ký kết các hợp tác tự do thương mại sẽ tạo nhiều cơ hội mới cho tương lai. Chúng tôi đánh giá TCM là cổ phiếu tích cực của ngành.

Ngành thủy sản cũng là ngành chúng tôi kỳ vọng đạt tăng trưởng cao. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung sẽ tác động tích cực giúp các doanh nghiệp thủy sản có thể kỳ vọng tăng trưởng ở cả 2 thị trường trọng điểm này.


Bình luận


Đăng bình luận

Bài viết liên quan