MILLENNIALS ĐỘNG LỰC KIẾN TẠO MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG

MILLENNIALS ĐỘNG LỰC KIẾN TẠO MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG

Cách đây 15 năm, trong cuốn sách của mình mang tên Xây dựng thương hiệu

dựa trên cảm xúc (Emotional Branding), Marc Gobé từng nhấn mạnh rằng

cảm xúc là yếu tố thúc đẩy hành động – một cách thức tạo nên sự khác biệt

trong bối cảnh cạnh tranh của nền kinh tế tri thức. Giờ đây, sau gần hai thập

kỷ, yếu tố vô hình này lại trở thành tác nhân quyết định các xu

hướng hiện thực cũng như mối quan hệ gắn kết giữa thương hiệu với khách hàng thuộc thế hệ Millennial

Trong một chương trình phỏng vấn về người trẻ Millennial tại công sở (Millennials in the Workplace), Simon Sinek, một trong những diễn giả có lượng người xem nhiều nhất trên diễn đàn TED.com, đã khiến mạng xã hội dậy sóng vì những nhận xét có phần tiêu cực của mình. “Họ có phần ái kỷ, ích kỷ, thiếu tập trung, có phần lười biếng, với khát khao được người khác công nhận. Lúc nào ta cũng có cảm giác như thể họ đang thiếu một điều gì đó vậy…”. Có vẻ như tính ích kỷ, lười biếng, thụ động, quá phụ thuộc vào công nghệ là những tính từ mang đầy ý chỉ trích được mặc định khi nói về thế hệ Millennial.

Dù gây ra nhiều bàn cãi trên các phương tiện truyền thông, các chương trình talkshow hay khảo sát, nhưng không thể phủ nhận một điều rằng, thế hệ Millennial – những người sinh từ năm 1980 đến 1998, chiếm 32% dân số thế giới, lớn lên cùng công nghệ, phương tiện truyền thông xã hội và nền kinh tế hội nhập – đang và sẽ được xem là lực lượng lao động chính đồng thời là đối tượng tiêu dùng nòng cốt của thị trường toàn cầu với quyền lực mua sắm trị giá lên 35,3 nghìn tỷ đô la, hay 16% vào năm 2020 theo báo cáo của Boston Consulting Group (BCG).

So với thế hệ cha ông, những người cật lực kiếm tiền và chú trọng đến giá trị vật chất hữu hình thì trong những năm gần đây, hành vi tiêu dùng của thế hệ Millennial đang cho thấy sự khác biệt ẽo nét. Nếu như thế hệ cha ông đặt nặng khái niệm sở hữu thì thế hệ người trẻ này lại quan tâm hơn đến yếu tố trải nghiệm, đặc biệt là những trải nghiệm về sức khỏe, cả sức khoẻ thể chất (health) lẫn sức khoẻ tinh thần (wellness), đồng thời thể hiện mối quan tâm sâu sắc đối với tính bền vững của môi trường sống.

Tình trạng bất ổn về chính trị và kinh tế trên toàn cầu hiện nay chính là một trong những nguyên nhân khiến cho thế hệ Millennial trở nên có trách nhiệm hơn đối với môi trường sống xung quanh.

Hiệu ứng nhà kính, vấn nạn rác thải, tình trạng vi phạm luật bảo vệ động vật… đang trực tiếp gây ra hệ luỵ khôn lường cho cuộc sống con người. So với các thế hệ trước, lớp người trẻ tuổi được thừa hưởng những ưu việt của kỷ nguyên kỹ thuật số và truyền thông xã hội, dễ dàng nắm bắt, cập nhật các nguồn kiến thức và thông tin về xu hướng mang lại lợi ích cũng như các nguy cơ đe doạ cuộc sống. Chính vì thế, hơn ai hết, họ là những người ý thức rất rõ về môi trường sống xung quanh mình và là động lực chính thúc đẩy giá trị về môi trường sống.

Các nghiên cứu gần đây từ Nielsen và Deloitte cho thấy rằng, thế hệ Millennials sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm và dịch vụ được coi là bền vững hoặc được tạo ra bởi các công ty có trách nhiệm với xã hội và môi trường. Trong lĩnh vực hàng xa xỉ, theo báo cáo 2018 Predictions for The Luxury Industry của Positive Luxury, thế hệ Millennial đặc biệt xem trọng tính bền vững hơn bao giờ hết, đồng thời đặc biệt quan tâm đến yếu tố đa dạng, bình đẳng và tôn vinh các giá trị truyền thống. Họ đang tích cực chứng minh rằng mình có ý chí, kiến thức và năng lực, để thúc đẩy thay đổi tích cực lâu dài cho môi trường hơn tất cả các thế hệ khác trước.

Mối quan tâm của thế hệ Millennial đối với môi trường còn được thể hiện ở thái độ đối với công ăn việc làm. Tại Mỹ, 9 trong 10 người trẻ thuộc thế hệ Millennial cho biết rằng sẵn sàng đầu quân cho một công ty có ý thức bền vững, và 1 trong 10 người trẻ này cho biết sẽ bỏ việc nếu phát hiện ra rằng chủ nhân của họ không có ý thức tạo ra các sản phẩm bền vững.

Có lẽ, trong vài năm gần đây, bền vững là một trong những từ khoá được nhắc đến nhiều nhất trên không gian mạng cũng như trên các phương tiện truyền thông khác. Hẳn nhiên, các doanh nghiệp cũng không thể đứng ngoài cuộc, và hơn ai hết, họ phải là những thực thể tham gia tích cực vào công cuộc gìn giữ môi trường.

Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng rõ ràng này của người tiêu dùng nói chung và lớp khách hàng thuộc thế hệ Millennial nói riêng, các thương hiệu có ảnh hưởng lớn trên toàn cầu đang chuyển đổi hoạt động và các sản phẩm của họ sang các mô hình bền vững hơn bằng các hoạt động tái tạo. Cuối 2016, Walmart công bố kế hoạch “khủng” nâng mức đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, cam kết một nửa lượng năng lượng do công ty sử dụng sẽ là từ sức gió, mặt trời và các loại năng lượng tái tạo khác cho tới năm 2025 và giảm 18% lượng khí thải carbon trong cùng thời kỳ. 10 ngày sau đó, Microsoft công bố thương vụ mua lại lớn nhất ngành năng lượng gió, với thỏa thuận mua 237 megawatt điện gió từ Kansas và Wyoming để vận hành trung tâm dữ liệu tại Cheyenne.

Google cũng tiếp nối đàn anh để mua năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới với hợp đồng mua 3 gigawatt sản lượng từ các trang trại năng lượng mặt trời và gió trên toàn thế giới. Facebook cũng công bố muốn giảm phát thải 75% khí nhà kính bằng việc sẽ sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào cuối năm 2020. Kể từ năm 2008, các công ty Mỹ ợng năng lượng mà 2 triệu hộ dân Mỹ dùng trong 1 năm. Bloomerg New Energy Finance (BNEF) dự báo, tốc độ tăng trưởng của con số này sẽ gia tăng nhanh hơn nữa trong thập kỷ tới, khi ít nhất 50 công ty Mỹ ký hợp đồng mua năng lượng sạch dài hạn.

Hiện nay, 60% các công ty trong danh sách Fortune 100 sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, hoặc có các chiến lược riêng với vấn đề biến đổi khí hậu. Theo BNEF, 81 công ty toàn cầu cam kết sẽ sử dụng 100% nguồn năng lượng tái tạo. Các công ty có xu hướng đầu tư vào năng lượng sạch theo 3 cách: thuê ngoài năng lượng sạch từ các dự án năng lượng gió và mặt trời theo các thỏa thuận dài hạn, mua lại cổ phần tại các dự án năng lượng sạch và trả tiền mua năng lượng sạch, nhằm xóa bỏ hạn mức khí thải gây ô nhiễm từ hoạt động của mình.

Trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, có lẽ Unilever, công ty sở hữu hơn 400 thương hiệu tại 190 quốc gia, là một cái tên sáng giá khi đặt ra một mục đích rõ ràng – tạo dựng cuộc sống bền vững. CEO Paul Polman đã phân tích sâu về Mô hình kinh doanh bền vững của Unilever và đã vạch rõ các chiến lược để biến sự bền vững thành một phần DNA trong bất kỳ dự án nào. Mô hình này của Unilever đang được vận hành thành công để đưa công ty trở thành thương hiệu hướng đến môi trường. Một cuộc thăm dò gần đây của Gallup về sự tham gia tích cực của nhân viên toàn cầu tại nơi làm việc của họ cho thấy mức trung bình là 13%, trong khi mức này ở Unilever lên đến 80%, cho thấy ý thức và thái độ nghiêm túc của lớp người lao động trẻ tuổi đối với môi trường sống.

Trong lĩnh vực xa xỉ, năm 2018 chứng kiến màn tuyên bố của 9 thương hiệu thời trang danh giá thế giới trong việc từ bỏ sản xuất các sản phẩm thời trang từ lông thú, trong đó phải kể đến những cái tên hàng đầu như Burberry, Gucci, Versace, Furla… Các thương hiệu kim hoàn cao cấp như Chopard cũng đã quyết định sử dụng vàng Fairmined (loại vàng được chứng nhận khai thác bằng phương pháp truyền thống, tuân theo các tiêu chí tôn trọng môi trường và quyền lợi xã hội của thợ đãi vàng) để đúc cúp Cành cọ vàng như một thông điệp cam kết đóng góp vào sự phát triển bền vững của môi trường. Vào tháng 3 năm ngoái, Chopard đã thông báo về kế hoạch sử dụng 100% vàng sạch cho toàn bộ dòng sản phẩm của hãng. Các thương hiệu nghỉ dưỡng cao cấp như Grootbos ở Nam Phi, Song Saa của xứ sử Chùa Tháp, Banyan Tree Lăng Cô (Việt Nam)… cũng không đứng ngoài cuộc với việc triển khai nhiều chương trình thể hiện trách nhiệm xã hội như From Garden to Table, Seedlinds Mentoship,… thu hút sự quan tâm của cộng đồng nói chung và lớp du khách nói riêng.


Bình luận


Đăng bình luận

Bài viết liên quan