Ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) ghi nhận sự phục hồi trong 9 tháng đầu năm 2023 và trên đà phục hồi mạnh mẽ vào 3 tháng cuối năm. Các công ty F&B đang tăng cường đẩy mạnh đầu tư vào sản xuất bền vững, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo để bắt kịp xu hướng phát triển của thị trường.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của hai ngành sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống tăng lần lượt 5,8% và 3,9% trong 9 tháng đầu năm 2023. Chỉ số sản xuất công nghiệp ghi nhận sự phục hồi từ cuối quý II.
Khảo sát của Vietnam Report cũng chỉ ra, tăng trưởng ngành F&B từ nay cho đến cuối năm 2023 chủ yếu dựa trên ba động lực. Thứ nhất, mặt bằng lãi suất giảm sau những nỗ lực của Chính phủ qua bốn lần liên tiếp giảm lãi suất điều hành. Do đó, doanh nghiệp F&B có thể giảm chi phí vốn vay và tăng khả năng tiếp cận vốn, đẩy mạnh hoạt động sản xuất và phát triển các kênh phân phối.
Thứ hai, nhiều dấu hiệu cho thấy lượng khách quốc tế đang trong quá trình phục hồi, góp phần quan trọng vào tăng trưởng của ngành F&B. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế 8 tháng đầu năm 2023 tăng 5,4 lần so với cùng kỳ năm trước, tương đương 69,2% so với cùng kỳ năm 2019.
Thứ ba, xu hướng chuyển dịch từ các kênh truyền thống sang hiện đại tiếp tục là động lực tăng trưởng cho các doanh nghiệp trong ngành. Khảo sát người tiêu dùng của Vietnam Report chỉ ra rằng phần lớn người tiêu dùng tại các thành phố lớn mua sắm thực phẩm và đồ uống qua các kênh hiện đại như: Siêu thị, trung tâm thương mại (87,1%), Online (88,7%); và Cửa hàng tiện lợi (59,1%).
Đánh giá triển vọng những tháng còn lại của năm, phần lớn doanh nghiệp cho rằng thị trường F&B sẽ lạc quan hơn so với hồi đầu năm. Tuy nhiên, tỉ lệ này giảm rất nhiều so với năm trước, từ 94,4% xuống 61,6%, theo Vietnam Report.
Tín hiệu lạc quan về sự cải thiện của ngành F&B trong thời gian tới còn đến từ tình hình tài chính của người tiêu dùng. Khảo sát người tiêu dùng ngành F&B năm 2023 của Vietnam Report cho thấy có tới 57% người tiêu dùng cho rằng thu nhập gia đình họ sẽ cải thiện một chút và 30,6% cải thiện rất nhiều trong 12 tháng tới.
Sự phục hồi trong thu nhập của người dân cùng với giải pháp kích cầu qua việc giảm 2% thuế giá trị gia tăng sẽ có những đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng của ngành F&B trong thời gian tới khi bước vào mùa chi tiêu cuối năm.
Phát triển bền vững, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo là những mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp F&B để thích nghi với thị trường đầy biến động. Các doanh nghiệp F&B đang đẩy mạnh rót vốn vào ba lĩnh vực này và công bố các dự án lớn trong thời gian qua.
Ngành F&B có đặc thù tiêu thụ nhiều tài nguyên và phát thải carbon cao. Lĩnh vực này đang chịu áp lực phát triển bền vững từ nhiều phía: khách hàng cá nhân và thương mại (nhà hàng, siêu thị…), cổ đông và nhà đầu tư. Các bên đều đòi hỏi doanh nghiệp F&B phải phát triển bền vững.
Đứng trước xu thế này, các doanh nghiệp F&B đã tăng cường đầu tư vào hoạt động sản xuất bền vững.
Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam đang xây dựng nhà máy xanh tại Long An với tổng vốn đầu tư 136 triệu USD. Nhà máy được thiết kế giảm thiểu tác động đến môi trường, tiết kiệm điện, nước và nguyên vật liệu thông qua việc sử dụng năng lượng sạch.
Vinamilk cũng đã nhân rộng mô hình lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời cho hệ thống nhà máy và trang trại. Hiện nay, 13 trang trại, 10 nhà máy của Vinamilk đã lắp đặt năng lượng mặt trời. Đồng thời, công ty cũng đẩy mạnh ứng dụng các năng lượng xanh như Biomass, CNG, Biogas.
Xu hướng chuyển đổi số là một bước đi tất yếu của ngành F&B để nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi của thị trường và gia tăng năng lực cạnh tranh.
Khảo sát của iPOS.vn cho thấy 82.8% doanh nghiệp F&B đã bắt đầu hành trình chuyển đổi số, và ứng dụng chủ yếu trong hoạt động bán hàng và quản lý kho, nguyên vật liệu.
Nestlé Việt Nam hiện áp dụng các ứng dụng thông minh trong quản lý kho và vận chuyển. Công ty đã số hóa hệ thống trung tâm vận chuyển hàng hóa, thay đổi vận hành từ việc nhận đơn hàng, phân bổ vận chuyển cho đến vận hành kho, và theo dõi hoạt động giao hàng đến tay khách hàng.
Tương tự, Heineken cũng đang đầu tư nghiêm túc vào chiến lược chuyển đổi số. Công ty ứng dụng công nghệ vào toàn bộ chuỗi giá trị, từ khâu sản xuất đến giai đoạn đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Lấy ví dụ, toàn bộ nhà máy tại Việt Nam đều sử dụng các giải pháp công nghệ tối ưu quy trình đầu cuối (end-to-end), IoT (Internet of Things) và AI (Artificial Intelligence).
Tại Việt Nam, ngành F&B đang đạt tỷ suất tăng trưởng cao. Do đó, đổi mới sáng tạo sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp bắt kịp tốc độ phát triển nhanh của thị trường. Danh sách Top 10 Doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả ngành Thực phẩm – Đồ uống Việt Nam 2023 của VietResearch cho thấy các doanh nghiệp F&B như Vissan, Vinamilk, Masan Consumer, Sữa IDP, v.v…đều đang triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo.
Tháng 7 năm 2023, trung tâm Bloom do Tetra Pak và DenEast hợp tác phát triển đã chính thức đưa vào vận hành tại Bình Dương. Đây là trung tâm khơi nguồn sáng tạo và xúc tiến đổi mới toàn cầu của ngành F&B Việt Nam.
Trung tâm Bloom được thiết kế nhằm giúp các doanh nghiệp F&B tăng tốc quá trình đổi mới sáng tạo sản phẩm, biến các ý tưởng thành khái niệm sản phẩm cụ thể.
Vào đầu năm 2023, Swire Coca-Cola Limited, công ty con của Swire Pacific là đã hoàn tất việc thâu tóm Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam, công ty nhượng quyền đóng chai của Coca-Cola tại Việt Nam.
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2023, Swire Coca-Cola ghi nhận khoảng 5.499 tỉ đồng doanh thu, tương ứng 30 tỉ đồng mỗi ngày, tại thị trường Việt Nam. Đây là mức doanh thu cao thứ 3 trong tất cả các thị trường của công ty, sau Trung Quốc và Mỹ.
Tương tự, công ty TNHH Nước Giải khát Suntory Pepsico Việt Nam đã rót thêm 38,8 triệu USD tại nhà máy Cần Thơ để đầu tư dây chuyền trà, nước uống tinh khiết. Qua các lần điều chỉnh, đến nay dự án có tổng vốn đăng ký đầu tư gần 1.631 tỷ đồng, tương đương 70,8 triệu USD.
Theo Bloomberg, Growtheum Capital Partners, quỹ đầu tư tư nhân có trụ sở tại Singapore, đã đồng ý rót khoảng 100 triệu USD để mua 15% cổ phần của CTCP Sữa Quốc tế Việt Nam (IDP) với mục đích khai thác và phát triển thị trường sữa trong khu vực.
Với những tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm, nhiều dự án lớn trong ngành F&B đều ưu tiên sử dụng vật liệu bền vững. Một trong những lựa chọn hàng đầu khi xây dựng nhà máy F&B là giải pháp vật liệu từ NS BlueScope Việt Nam.
Cụ thể, sản phẩm của NS BlueScope Việt Nam đã góp mặt trong nhiều dự án FDI lớn trong ngành F&B như nhà máy của Nestlé tại khu công nghiệp Biên Hòa, Coca-Cola, nhà máy Heineken… Ngoài các doanh nghiệp FDI, những “ông lớn” ngành F&B như trong nước như Vinamilk cũng lựa chọn tôn COLORBOND®.
Bình luận