Có lẽ, trong số các môn thể thao trên thế giới, golf thường bị chỉ trích nhiều hơn cả vì tác động của chúng đến môi trường sống. Thông thường, chi phí để duy trì một sân golf đẹp là rất lớn, từ chi phí sử dụng nước, nguồn phân bón cho đến thuốc trừ sâu. Chỉ tính riêng ở Mỹ, diện tích các sân golf của xứ cờ hoa tương đương với diện tích của Costa Rica, và cứ một sân golf trung bình tiêu thụ khoảng 50 triệu gallon nước mỗi năm, tương đương với lượng nước đủ cung cấp cho cả một làng nông nghiệp với 1.400 cư dân sinh sống!
Tuy nhiên, khi các hoạt động bền vững trở nên phổ biến hơn trên toàn cầu, nhiều sân golf đã trở nên “xanh” hơn. Những sân golf bền vững sẽ đóng góp rất lớn trong việc thích ứng tốt hơn với những thách thức tương lai trong các yếu tố thiên nhiên, cộng đồng và kinh doanh. Thậm chí còn có một tổ chức phi lợi nhuận đã được thành lập với tên gọi Golf Environment
Organization (GEO) để ủng hộ và công nhận tính bền vững trong môn thể thao này. Theo Jonathan Smith, Giám đốc điều hành của GEO, các sân golf giờ đây đang nỗ lực triển khai các chương trình bền vững toàn diện, từ khâu quản lý các khóa dạy đánh golf một cách hữu cơ, giảm lượng khí thải carbon, tiết kiệm nguồn nước. Việc phát triển và quản lý sân golf theo hướng sinh thái và thân thiện với môi trường đang trở thành mối quan tâm không chỉ của các chuyên gia trong ngành, mà còn cả các golf thủ. Đặc biệt, đối với lớp golf thủ siêu giàu, nhu cầu sở hữu tài sản vật chất đã được thay thế bằng những nhu cầu tinh thần, bao gồm nhiều yếu tố như sự an toàn, địa vị xã hội, sự tôn trọng, tự khẳng định bản thân hay nhu cầu về tự tôn bản ngã. Ý thức về sự bền vững của môi trường sống đang được lớp golf thủ siêu giàu lưu tâm, bởi hơn ai hết, họ hiểu rằng, phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng các nhu cầu hiện tại nhưng không ảnh hưởng đến việc đáp ứng những nhu cầu của các thế hệ tương lai, đúng như những gì mà Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) thể hiện trong bài viết Tương lai chung của chúng ta (Our common future) do Tạp chí Đại học Oxford xuất bản vào năm 1987.
Bond Club xin giới thiệu 5 sân golf thân thiện với môi trường được các golf thủ thành đạt
ưa chuộng.
Bên cạnh những ý tưởng sáng tạo trong quản lý nước nhằm tái sử dụng nguồn nước tưới ở khu vực dễ bị hạn hán, Belas còn chọn trồng một loài cỏ ít cần tưới nước hơn, hạn chế sử dụng vòi phun nước và theo dõi tỉ mỉ mức tiêu thụ nước. Việc bảo trì và hoạt động sân golf này chịu sự kiểm soát môi trường chặt chẽ từ Planbelas (Công ty quản lý sân golf) với Hệ thống quản lý tích hợp chất lượng và môi trường (Quality and Environment Integrated Management System) theo tiêu chuẩn NP EN ISO 9001 và NP EN ISO 14001.
Sân golf đã tạo dựng được danh tiếng và đã tổ chức nhiều sự kiện golf quan trọng, đặc biệt là Senior Open de Portugal vào năm 2011. Nhiều sáng kiến bền vững khác nhau đã được thực hiện như chương trình hợp tác với CAOS và Sociedade Ponto verde, chuỗi cung ứng hoàn chỉnh đã được phân tích trên các khía cạnh bền vững. Với tất cả các đối tác thực hiện chiến lược xanh, giải đấu đã được chứng nhận là sự kiện 100R (tái chế 100%). Ngoài việc giảm chất thải và lượng khí thải carbon, quản lý sử dụng nước, tính bền vững trong toàn bộ chuỗi cung ứng và sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng địa phương chính là những bằng chứng mạnh mẽ cho sự kiện golf bền vững đầu tiên ở Bồ Đào Nha.
Tất cả nhân viên tại sân golf này được đào tạo về quản lý nước hiệu quả, duy trì môi trường sống, giảm chất thải, xử lý thuốc trừ sâu, sử dụng năng lượng và lập kế hoạch môi trường. Sân golf cũng tiếp cận cộng đồng để tài trợ và phát triển các dự án bền vững như xe golf chạy bằng năng lượng mặt trời và ferries lai hợp. Ngoài ra, sân golf còn triển khai một bản tin môi trường thường kỳ và đăng tải các tài liệu về môi trường để giúp xây dựng ý thức của các golf thủ.
Được mở cửa trở lại vào năm 2009, sân golf này kết hợp nhiều cải tiến bền vững bao gồm các nỗ lực giới thiệu loài sinh vật bản địa và cải thiện môi trường sống – yếu tố dẫn đến việc giảm sử dụng phân bón và bảo trì. Các vùng đất ngập nước được xây dựng và thu hút các loài côn trùng tự nhiên, trong khi các loại cỏ có khả năng chịu hạn cao đã được bổ sung. Bên cạnh đó, những thảm thực vật thủy sinh dọc theo bờ suối và ao giúp bảo vệ chất lượng nước, còn hệ thống thủy lợi giúp lọc các chất ô nhiễm từ bãi đỗ xe đến đường dẫn xe đẩy. Cách tiếp cận bền vững này đã giúp sân golf đạt được Chứng nhận của Golf Environmental Organization.
Để gìn giữ vẻ đẹp của một vùng đồi núi với cảnh quan thiên nhiên hoàn mỹ, Golf Klosters đã hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận WWF và Pro Natura. Một nhóm chuyên gia về môi trường gồm các bên liên quan như tổng giám đốc, quản lý sân golf, chính quyền địa phương và đại diện cộng đồng cùng các thành viên ủy ban khác được chứng nhận bởi Tổ chức Môi trường Gol (GEO) để thực hiện các kế hoạch quản lý môi trường bao gồm cảnh quan, nguồn nước, chất thải, năng lượng, chương trình đào tạo nhằm truyền tải nhận thức cho golf thủ. Các sườn đồi dốc của sân golf vẫn được trồng cỏ theo cách truyền thống vào cuối mùa để bảo tồn và mở rộng cơ hội cho nhiều loài thực vật, côn trùng và động vật quý hiếm.
Bình luận