YẾU TỐ QUAN TRỌNG ĐỊNH HÌNH NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM TRONG 2024

YẾU TỐ QUAN TRỌNG ĐỊNH HÌNH NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM TRONG 2024

Dòng vốn FDI đổ vào ngành công nghệ cao và sự dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc là xu hướng ngày càng thể hiện rõ nét trong vài năm gần đây. Đây là yếu tố quan trọng để định hình ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam trong năm sau, và ít nhất là 5 năm nữa.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, nhu cầu suy giảm, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã nhiều tháng tuột dốc không phanh. “Sau cơn mưa trời lại sáng”, những tín hiệu hồi phục đầu tiên đã xuất hiện trong quý III ở ngành công nghiệp điện tử – nhóm ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu nhóm này đã quay về tăng trưởng dương hai tháng liên tiếp so với cùng kỳ kể từ tháng 8 năm nay.

Bất chấp các nhóm ngành xuất khẩu chủ lực khác như dệt may, da giày, đồ gỗ vẫn còn đang chật vật, các mặt hàng thuộc ngành công nghiệp điện tử đã có hai tháng ghi nhận tăng trưởng dương so với cùng kỳ, dù mức tăng còn khiêm tốn.


Cũng theo ông Frederic, Việt Nam có sự đa dạng về thị trường lẫn sản phẩm, và đặc biệt đang trong một chu kỳ tăng trưởng tốt của ngành linh kiện điện tử, vì thế, đây sẽ là nơi được hưởng lợi khi nguồn vốn đổ vào ngày một tăng.

Thực tế cho thấy, sau một thời gian im ắng, dòng vốn FDI đổ vào ngành điện tử đã ấm dần trong những tháng gần đây.

Chỉ trong tháng 9, ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng đã cấp giấy chứng nhận cho 5 dự án đầu tư nước ngoài trong nhiều lĩnh vực từ công nghiệp chế biến, chế tạo tới công nghệ cao: Nhà máy sản xuất vật liệu phân hủy sinh học công nghệ cao ECOVANCE của Tập đoàn SK (Hàn Quốc).

Với tổng vốn cấp mới và điều chỉnh tăng thêm hơn 1,2 tỉ USD, Nghệ An lần đầu tiên vươn lên hàng thứ 6 trong 63 tỉnh, thành về thu hút các dự án đầu tư quy mô lớn, hàm lượng công nghệ cao.

Cùng với Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Nghệ An đang là cái tên mới tham gia cuộc đua thu hút các nhà đầu tư ngoại rót vốn mở rộng sản xuất kinh doanh trong ngành điện, điện tử, điều này đồng nghĩa với nhu cầu đối với nhóm ngành điện, điện tử không chỉ tăng về số lượng, mà còn mở rộng ở nhiều địa phương.

Bên cạnh lòng tin của các nhà đầu tư vào tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn của đất nước (bất chấp sự bất định toàn cầu trong ngắn hạn), Việt Nam dường như còn được hưởng lợi từ chiến lược đầu tư “Trung Quốc +1”, theo Worldbank.

Cùng với Singapore và Malaysia, Việt Nam là á quân trong thu hút vốn FDI vào chuỗi ngành công nghệ.

Động thái tăng vốn của hai công ty nói trên khẳng định lần nữa sự thuận lợi của Việt Nam trong thu hút vốn FDI từ Mỹ. Không dừng ở hiện tại, tháng 3 năm nay, Việt Nam lần đầu tiên đón một đoàn doanh nghiệp Mỹ lớn nhất từ trước tới nay với hơn 50 cái tên nổi tiếng toàn cầu ở nhiều lĩnh vực. “Họ đang nhìn vào Việt Nam như một điểm đến cho sự phát triển và cơ hội”, ông Ted Osius, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN (USABC) chia sẻ với báo chí.

Điều đáng chú ý, dòng vốn FDI chảy vào lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong tương lai gần, đặc biệt khi đặt trong bối cảnh địa chính trị biến động, Mỹ – Trung bất hoà và Việt Nam – Mỹ vừa nâng cấp lên mối quan hệ đối tác toàn diện.

Theo thống kê từ Bloomberg, nhóm ngành hàng điện – điện tử là nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của cả Việt Nam và Trung Quốc vào Mỹ. Khi thị phần của Trung Quốc giảm, đồng nghĩa Việt Nam có nhiều cơ hội để lấp đầy vào khoảng trống. Khi Việt Nam vươn lên đứng đầu trong danh sách điểm đến của dòng vốn FDI chất lượng cao vào ngành điện tử, trước tiên sẽ là yếu tố quan trọng để định hình và đưa ngành này tiến thêm một nấc trong chuỗi cung ứng toàn cầu, như con đường Trung Quốc đã đi trong nhiều thập kỷ qua.


Bình luận


Bài viết liên quan