ĐẦU TƯ ESG VÀO NHÀ XƯỞNG: “LÀM KHI ÍT AI LÀM” HAY “ĐỢI ĐÔNG ĐỦ MỚI GÓP VUI”?

ĐẦU TƯ ESG VÀO NHÀ XƯỞNG: “LÀM KHI ÍT AI LÀM” HAY “ĐỢI ĐÔNG ĐỦ MỚI GÓP VUI”?

Đầu tư ESG vào nhà xưởng đòi hỏi suất đầu tư lớn, song là xu thế “không thể đảo ngược” và mang lại lợi nhuận trong dài hạn, theo chuyên gia 23 năm kinh nghiệm về tài chính của KPMG.

Đâu là thời điểm chín muồi

để thực hành ESG?

ESG liên quan đến 3 lĩnh vực: Giảm biến đổi khí hậu (Environment), Đảm bảo công bằng xã hội (Social) và Quản trị doanh nghiệp hiện đại (Governance). Các nhà đầu tư và người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm doanh nghiệp đóng góp cho xã hội, công bằng trong tái phân phối thu nhập xã hội, minh bạch trong nộp thuế toàn cầu, hạn chế khí thải ra môi trường thế nào?

Thực tế, Việt Nam vẫn còn tụt hậu khá xa trong câu chuyện ESG. Một báo cáo năm 2022 cho hay, có 80% doanh nghiệp đã hoặc sẽ cam kết thực hành ESG trong tương lai gần. Tuy nhiên, khoảng cách từ cam kết đến hành động vẫn còn xa, đặc biệt là ở bước đầu tiên của sản xuất bền vững: đầu tư ESG vào nhà xưởng. Do cách tiếp cận thụ động “quan sát và chờ đợi”, các doanh nghiệp thường do dự “làm khi ít ai làm” hay “đợi đông đủ mới góp vui”?

Theo ông Hoàng Thùy Dương – Phó Tổng Giám đốc Tư vấn thuế của KPMG Việt Nam và Campuchia, Việt Nam đã cam kết Net Zero đến 2050 tại COP26, và 27 năm tới là khoảng thời gian tương đối gấp gáp. Năm ngoái, Chính phủ đã ra Nghị định 06 về giảm thải carbon, yêu cầu 2.000 doanh nghiệp phải báo cáo về phát thải carbon và đưa ra lộ trình giảm carbon.

Ở góc độ doanh nghiệp, tốc độ càng phải gấp rút hơn, bởi các loại thuế đánh vào yếu tố E và G đang áp “sát sườn”. Cụ thể, từ tháng 1/2024, thuế carbon của Mỹ và thuế tối thiểu toàn cầu 15% được 163 quốc gia đồng thuận, cũng bắt đầu có hiệu lực.

ESG càng cấp thiết hơn nữa khi 2 năm trở lại đây, KPMG được rất nhiều công ty toàn cầu yêu cầu kiểm tra nhà cung cấp Việt về nguồn cung ứng có trách nhiệm, nếu không đạt sẽ tìm đối tác mới. KPMG cũng tham gia tư vấn các thương vụ M&A và nhận thấy: ngoài thẩm định tài chính, tương thích về ESG cũng là yếu tố quyết định để đầu tư hoặc đặt ra giới hạn đầu tư.

ESG muốn bài bản thì phải bàn sâu?

Ông Dương đánh giá: ESG rộng lớn và cụ thể hơn cả CSR (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) hay Corporate Citizenship (Tư cách công dân của doanh nghiệp). ESG không phải là “vài hành động” có thể làm, mà là “tất cả những gì” doanh nghiệp làm (ESG isn’t something you do, it’s everything you do). ESG muốn bài bản thì phải bàn sâu, song bất cứ “bước tiến nhỏ” nào được hành động cũng sẽ tạo ra những “thay đổi lớn”

(Big shifts, small steps).

Đặc biệt, ông Dương nhấn mạnh, các ông lớn ngành FMCG (Zara, H&M, Nike…) rất quan tâm đến các tiêu chuẩn về môi trường và tương ứng, các doanh nghiệp sản xuất gia công cho họ cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn đó mới có thể giành và giữ được đơn hàng.

Bước đầu tích hợp ESG, các doanh nghiệp “newbie” thường gặp khó khăn khi không biết bắt đầu từ đâu. Chia sẻ về lộ trình, KPMG khuyên doanh nghiệp nên có bộ phận nhân sự ESG nội bộ, xác định mức cam kết ESG để đưa ra những suất đầu tư nhà xưởng phù hợp.

Đối với các doanh nghiệp đang thực hành ESG và xuất bản Báo cáo Phát triển Bền vững, KPMG khuyến nghị 2 điều: Thay đổi phương pháp báo cáo từ phong cách “kể chuyện” sang việc công bố nhiều bằng chứng định lượng hơn; Sử dụng nhiều dữ liệu để thúc đẩy thay đổi và chứng minh một cách thuyết phục hơn.

Trong sản xuất, chủ đầu tư nên suy xét kế hoạch ESG đường dài cho nhà xưởng, bởi đây chính là tương lai của doanh nghiệp. Không sớm thì muộn, tất cả các ngành sẽ phải tuân thủ sản xuất bền vững. Nếu định hướng thương hiệu “không gây ô nhiễm” ngay từ bây giờ, sau đó đầu tư vào quá trình khử carbon và chuyển đổi năng lượng, doanh nghiệp sẽ chủ động nắm lấy cơ hội trở thành người chiến thắng ngay trong thập kỷ này.

Để xác định suất đầu tư vào các nhà máy trung hòa carbon, ông Dương khuyên doanh nghiệp cần “nghĩ dài” trong 20-30 năm tới, cân nhắc hi sinh lợi ích ngắn hạn để đổi lấy lợi ích dài hạn. Bằng các công cụ tính toán dòng tiền tương lai và chi phí vốn vay, KPMG đã giúp nhiều doanh nghiệp xem dự án Net Zero có khả thi về tài chính không, khoản đầu tư hiệu quả chưa, tiết kiệm bao nhiêu năng lượng… để ra quyết định đúng đắn.

Lộ trình đầu tư ESG

vào nhà xưởng tham khảo

BlueScope là một ví dụ điển hình cho ngành thép vốn có lượng phát thải cao nói riêng, cũng như các ngành công nghiệp nói chung. Từ rất sớm, năm 2018, doanh nghiệp bắt đầu xuất bản Báo cáo Phát triển Bền vững, cung cấp lộ trình rõ ràng cùng dữ liệu xác thực.

Với NS BlueScope Việt Nam, doanh nghiệp đề ra mục tiêu cắt giảm 40% phát thải khí nhà kính từ hoạt động luyện thép lẫn phi sản xuất vào 2030 – 2050.

Nhà máy NS BlueScope Việt Nam tại Phú Mỹ đã nhận được chứng nhận ResponsibleSteel™, trở thành đơn vị đầu tiên trong ngành thép tại Việt Nam và nhà máy thép mạ đầu tiên tại Đông Nam Á đạt chứng nhận này. Đây cũng là nhà máy thứ 3 trên toàn cầu của Tập đoàn BlueScope được chứng nhận ResponsibleSteel™. Để đạt được chứng nhận này, doanh nghiệp cần đáp ứng bộ 12 tiêu chí khắt khe về ESG được thiết kế riêng cho ngành thép, giúp các doanh nghiệp trong ngành có một lộ trình chung, rõ ràng, theo tiêu chuẩn toàn cầu trong việc sản xuất thép bền vững.

Ngoài ra, BlueScope còn cung cấp vật liệu tích hợp công nghệ phản xạ mặt trời Thermatech® giúp giảm nhiệt độ bề mặt mái đến 6ºC để tiết kiệm năng lượng, góp phần giúp chủ đầu tư được cộng điểm chứng chỉ công trình xanh LEED (Mỹ). Cùng với đó là công nghệ mạ AM ma trận 4 lớp tiên tiến nhất thị trường, đảm bảo công trình luôn bền và đẹp.


Bình luận