Ông Đinh Viết Duy: Công ty CP Xây lắp Thương mại 2 (ACSC) tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước chuyên thi công các công trình xây dựng trên khắp cả nước từ năm 1976. Đến năm 1994 khi làn sóng đầu tư nước ngoài lần thứ nhất vào Việt Nam, ACSC đã tham gia vào thị trường xây dựng công nghiệp với tư cách nhà thầu thiết kế và xây dựng (D&B). Trong suốt quá trình làm nghề thiết kế và thi công đến năm 2014 cho nhiều dự án, bên cạnh các kết quả tích cực về kinh doanh ACSC vẫn đối diện rất nhiều khó khăn trong khâu thiết kế và quản lý dự án như: va chạm giữa các bộ môn, việc lưu trữ và quản lý thông tin bị cắt khúc và khó cập nhật, thời gian kéo dài và tăng chi phí trong quá trình thiết kế và thi công.
Do đó từ năm 2014, sau khi phân tích đánh giá các lợi ích sẽ nhận được từ việc áp dụng BIM cũng như các chi phí đầu tư về máy móc, phần mềm, con người, chỉnh sửa hệ thống, ACSC đã đi đến quyết định áp dụng BIM vào các dự án của mình và đến cuối năm 2015 thì quyết định áp dụng rộng rãi ở nhiều dự án.
Ông Đinh Viết Duy: Áp dụng BIM không chỉ đơn thuần là việc ứng dụng phần mềm mới vào một số bộ phận thiết kế hay thi công trong doanh nghiệp và giao trách nhiệm cho một số phòng ban phụ trách. Theo tôi, việc áp dụng BIM phải được sự đồng thuận từ lãnh đạo công ty như HĐQT, ban TGĐ,…trên cơ sở nhận thức đầy đủ các lợi ích toàn diện từ việc áp dụng BIM cũng như các chi phí đầu tư phải bỏ ra để trang bị hạ tầng kỹ thuật (phần cứng, phần mềm), xây dựng qui trình, huấn luyện nhân sự, chuyển đổi cơ cấu tổ chức, cách tương tác với các đối tác khác khi áp dụng BIM.
Như nhiều chuyên gia đã trình bày về BIM nên sẽ không nhắc lại, chỉ nhấn mạnh rằng các cách làm việc và phối hợp trước đây phải được chuyển đổi, nhiều chức danh và nội dung công việc sẽ được thay đổi triệt để nhằm thích ứng với quy trình BIM. Từ đó, mang lại những lợi ích thực sự và nâng cao năng suất làm việc cũng như nâng tầm thương hiệu của công ty. Việc này cần phải được quan tâm và thực hiện ở tầm lãnh đạo và quản trị cấp cao. Muốn áp dụng BIM thành công, phải tạo được môi trường làm việc thực sự giúp 3 chữ C phát huy tối đa:
– Communication (Giao tiếp)
– Collaboration (Cộng tác)
– Coordination (Phối hợp)
Ngay tại ACSC, quá trình này cũng còn rất nhiều khó khăn phải vượt qua.
Nếu chỉ đơn thuần xem đây là việc thay đổi phần mềm thiết kế bằng cách mua máy móc, trang bị phần mềm, tuyển một số nhân sự để thiết kế 3D thay thế 2D như một số đơn vị hiểu một cách đơn giản, mà không hiểu bản chất và lợi ích thực sự của BIM là chú ý xây dựng qui trình cốt lõi, cơ cấu tổ chức và nhân sự phù hợp thì khó nói đến việc áp dụng thành công.
Ông Đinh Viết Duy: Xin không nhận từ “đơn vị tiên phong”, chỉ là trong quá trình thiết kế và thi công các dự án có yêu cầu đáp ứng các tiêu chuẩn công trình xanh như hệ thống chứng nhận LEED của Hội đồng công trình xanh Hoa Kỳ (USGBC) thì tôi nhận ra rằng khi áp dụng các công cụ BIM (BIM tools) cho các giải pháp thiết kế thì có thể tích hợp các nội dung đó với các yêu cầu của công trình xanh. Đương nhiên là sẽ còn rất nhiều khó khăn do các phần mềm mô phỏng trước đây chưa tương thích nhiều với các mô hình 3D của BIM. Tuy vậy hiện nay theo tôi hiểu đã và đang diễn ra quá trình tích hợp các hệ thống này với nhau giữa các hãng phần mềm vì đây là xu hướng tất yếu.
Một yếu tố nữa là ACSC đã có sự hợp tác sâu sắc và toàn diện với các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp về công trình xanh như GreenViet, VEV… để nhận được các ý kiến tư vấn từ khâu giải pháp thiết kế và quản lý thi công sao cho đạt được các yêu cầu đưa ra nhưng vẫn có giá thành hợp lý.
Ông Đinh Viết Duy: Từ năm 2015 đến nay, ACSC đã cố gắng áp dụng BIM vào các dự án thiết kế và thi công của mình càng nhiều càng tốt vì những lợi ích của chính nhà thầu. Cho đến gần đây, ACSC gặp rất ít các chủ đầu tư đưa ra yêu cầu áp dụng BIM mà chủ yếu do ACSC cố gắng đưa ra các giải pháp và giới thiệu các lợi ích từ việc áp dụng quy trình này. Trên cơ sở các mô hình 3D trực quan sinh động kết hợp video cũng như kính thực tại ảo (Virtual Reality – VR) nên khách hàng có thể dễ dàng hiểu được công trình sắp được xây dựng và họ có thể góp ý cho nhà thiết kế cũng như bổ sung các chi tiết kỹ thuật phù hợp hơn cho yêu cầu sử dụng của họ.
Ông Đinh Viết Duy: Theo ACSC, nếu xem BIM là một quyết định chiến lược ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh, thay đổi cơ cấu tổ chức & nhân sự, … thì phải có kế hoạch triển khai rõ ràng để đảm bảo thành công. Như ở ACSC trước đây, chúng tôi chọn ra các nhân sự từ các bộ môn khác nhau vào một nhóm để huấn luyện cách áp dụng và phối hợp theo quy trình. Sau đó, một dự án có quy mô vừa sẽ được chọn để áp dụng và đánh giá. Sau khi có sự lượng giá rõ ràng về lợi ích nhận được và chi phí bỏ ra cũng như các bài học kinh nghiệm thì mới quyết định áp dụng ở tầm rộng hơn. Đây là một quá trình tiệm tiến, nếu dục tốc thì bất đạt.
Theo ý kiến của các chuyên gia và cũng như cá nhân tôi, khó khăn về việc hạ tầng kỹ thuật và nắm vững quy trình chỉ chiếm 30-40% tối đa, còn khó khăn trong việc tạo môi trường để nhân sự áp dụng thuần thục 3C mới là chủ yếu và cần được giải quyết tốt ở tầm quản trị cấp cao.
Ông Đinh Viết Duy: Theo tôi áp dụng BIM và GREEN cũng như tích hợp với các công nghệ mới khác về vật liệu, thi công và thiết kế sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cho các công ty trong đó có ACSC. Nó sẽ giúp chúng ta tiếp cận và giải quyết vấn đề thấu đáo hơn do được tích hợp từ nhiều góc độ chuyên môn khác nhau. Từ đó sẽ giúp triển khai thi công nhanh hơn và đảm bảo chất lượng hơn do nắm vững và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.
Để áp dụng BIM triệt để sâu sắc hơn, rất cần các nhà sản xuất vật liệu tham gia và cung cấp hệ sinh thái cho các sản phẩm của họ. Việc đó sẽ tạo thuận lợi cho những nhà thiết kế và nhà thầu phối hợp với nhà sản xuất phụ lập các bản vẽ chế tạo cũng như bản vẽ biện pháp thi công hoàn chỉnh, góp phần nâng cao chất lượng công trình. Tôi đánh giá rất cao việc BlueScope đã tích cực tham gia vào hệ sinh thái BIM này và cung cấp cho các nhà thiết kế, nhà thầu “Lysagh Revit Family Guide”. Hy vọng sắp tới sẽ có nhiều nhà sản xuất và nhà thầu phụ tham gia tích cực. Việc đó sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho chủ đầu tư và các nhà tư vấn thiết kế, quản lý dự án, nhà thầu, nhà sản xuất, nhà cung cấp…
Ông Đinh Viết Duy: Từ 2016 đến nay chúng tôi đã hoàn thành một số dự án có áp dụng BIM và đạt chứng nhận LEED như:
- Xưởng B1 của nhà máy may mặc Tainan Enterprise Việt Nam (Đài Loan) tại Long An, chứng nhận LEED GOLD V3; 2016~ 2017.
- Nhà máy may mặc Far Eastern (Đài Loan) tại Bình Dương, chứng nhận LEED SILVER V4; 2018~2019.
- Nhà máy giày da Victory Internation (Đài Loan) tại Long An, chứng nhận LEED Certifiled V4; 2019.
- Chung cư cao tầng Greenfield 686 (do ACSC làm chủ đầu tư) tại TP.HCM, chứng nhận LEED SILVER V4; 2017~2019.
Hiện nay ACSC đang tiếp tục thi công 2 công trình có quy mô lớn do ACSC là tổng thầu thiết kế và thi công theo chuẩn LEED GOLD V4.
Bình luận