QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ CƠ HỘI ĐỘT PHÁ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI TỪ COVID-19

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ CƠ HỘI ĐỘT PHÁ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI TỪ COVID-19


quản trị tài chính và cơ hội đột phá hệ thống phân phối từ covid – 19

Sau thời gian giãn cách, khi hoạt động sản xuất, kinh doanh tái khởi động trở
lại, nhiều doanh nghiệp (DN) đang phải đối diện với những khó khăn mới từ
nguồn vốn đến cách thức thích nghi với nhu cầu của người tiêu dùng đã thay
đổi trong và sau dịch.

Nhằm “hiến kế” cho các DN những giải pháp quản trị tài chính cũng như cách tiếp
cận khách hàng bằng kênh phân phối thương mại điện tử, Thời báo Kinh tế Sài Gòn,
Hội Doanh nhân trẻ TPHCM và nhãn hàng Tôn COLORBOND đã phối hợp tổ chức
hai tọa đàm “Quản trị tài chính trong và sau dịch” “Cơ hội đột phá hệ thống
phân phối từ Covid-19”
nằm trong chuỗi tọa đàm trực tuyến “Cùng doanh nghiệp
vượt qua đại dịch”.

minh bạch thông tin, tài chính để tiếp cận vốn

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM chia sẻ thông tin các cơ chế chính sách của ngành ngân hàng để hỗ trợ DN:

  • Ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN cho phép các ngân hàng tái cơ cấu lại khoản vay, ân hạn thời hạn trả nợ, miễn hoặc giảm bớt
    các khoản lãi và phí của các khoản vay mà không bị phân loại thành nợ xấu.
  • Nhiều DN, nhất là các DN trong ngành kinh doanh dịch vụ, lữ hành… không thể tiếp cận được vốn từ ngân hàng do họ chưa công khai minh bạch dòng tiền và nền tài chính của mình.

Ông Nguyễn Hoàng Minh – Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM –

Để có thể tiếp cận vốn thì DN phải tạo điều kiện để ngân hàng nắm thông tin, quản lý được dòng tiền của DN. Bởi DN không công khai minh bạch dòng tiền và nền tài chính của mình thì ngân hàng sẽ khó mạnh dạn cho vay không đảm bảo bằng tài sản.

Ông Hoàng Minh Hoàn – Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) –

Là ngân hàng trực tiếp thực hiện “cấp vốn” cho DN, ông Hoàng Minh Hoàn, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) khẳng định không có chuyện ngân hàng trì hoãn, gây khó dễ cho DN. Cụ thể tại SCB:

  • Với các DN đang có quan hệ tín dụng với SCB mà bị thu hẹp kết quả kinh doanh sẽ được gia hạn nợ, mặt khác có thể nới lỏng hạn mức cho vay.
  • Đối với DN mới thì báo cáo tài chính phải đáng tin cậy, được kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập.
  • Riêng với việc cho vay tín chấp, SCB có chính sách nhưng DN phải hoạt động hiệu quả và minh bạch thông tin.

Theo khẳng định của bà Lâm Thị Ngọc Hảo – Phó tổng giám đốc KPMG Việt Nam thì việc minh bạch tài chính không có gì khó khăn. Trên thực tế, Bộ Tài chính đã đưa ra các hệ thống báo cáo mẫu và rất đầy đủ. Điều quan trọng là DN xem vai trò kế toán là quan trọng, ghi chép thông tin đầy đủ, đúng đắn và đóng thuế đầy đủ thì DN sẽ dễ chứng minh được lịch sử tài chính.

Bà Lâm Thị Ngọc Hảo – Phó tổng giám đốc KPMG Việt Nam –

Ngoài ra, để minh bạch tài chính, kinh doanh hiệu quả thì trước hết DN phải có kế hoạch hoạt động cụ thể:

  • Lập kế hoạch từ sớm, dự báo các tình huống và có tình huống trù bị, DN sẽ chủ động tránh được việc đi vào khủng hoảng quá sâu.
  • Với tình hình khó đoán trong thời điểm dịch bệnh như bây giờ, số lượng kịch bản phải nhiều hơn bình thường, phải hoạch định sẵn lộ trình kinh doanh, dự liệu trước chỗ nào sẽ gặp bão và bão cấp mấy. Phải tiên lượng tình huống xấu nhất khi doanh thu còn 30-50% thì sẽ thiếu hụt gì và chia từng lớp chi phí để cắt, giảm, hoặc đẩy nó về sau, tập trung vào chi phí ngắn hạn, thương lượng
    nhà cung cấp để giảm và giãn nợ, cũng như thương lượng với ngân hàng.

Ngành ngân hàng không có quyết định không cho doanh nghiệp vay tiếp. Hiện tại dư địa tăng trưởng tín dụng trong năm vẫn còn rất lớn. Cụ thể, mức tăng trưởng tín dụng năm nay là 11,5%, tương ứng 300.000 tỉ đồng, do đó không thiếu vốn cho nền kinh tế. Điểm cần lưu ý là DN có đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng hay không.

Ông Nguyễn Hoàng Minh – Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM –

cơ hội đột phá hệ thống phân phối từ covid-19

Với tọa đàm “Cơ hội đột phá hệ thống phân phối từ Covid-19”, các diễn giả:

  • Bà Phan Bích Tâm, Giám đốc quốc gia của Hiệp hội Mobile Marketing;
  • Ông Lê Trí Thông, Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ)
  • Bà Vũ Thị Nhật Linh, Phó tổng giám đốc quản lý Sàn giao dịch thương mại Tiki đã chia sẻ về những sự sáng tạo trong lĩnh vực tiếp thị xuyên suốt mùa dịch, sự chuyển mình của hệ thống phân phối truyền thống cũng như cách thức duy trì kênh phân phối sau dịch.

Theo bà Phan Bích Tâm, trong bối cảnh dịch bệnh, người tiêu dùng đã có sự thay đổi về tương tác, sử dụng các công cụ trực tuyến. Bà Tâm dự báo Việt Nam có cơ hội lớn trong tương lai về phát triển các hoạt động kinh doanh, dịch vụ trực tuyến và cả dịch vụ tư vấn online.

Bà Phan Bích Tâm – Giám đốc quốc gia Hiệp hội Mobile Marketing –

Bà Vũ Thị Nhật Linh – Phó tổng giám đốc quản lý của Tiki –

Bà Vũ Thị Nhật Linh, PTGĐ Tiki cho biết, từ đầu năm tới nay Tiki ghi nhận thời gian khách hàng ở lại trên trang tăng 20% so với thời điểm trước dịch bệnh và hiện tại tình trạng này vẫn được duy trì. Từ đó bà Linh đề xuất:

  • DN nhỏ hãy xem kinh tế số là cơ hội để đi nhanh hơn và cần phải thay đổi theo thị hiếu người tiêu dùng.
  • Với ngành hàng mà khách hàng đã thay đổi hành vi thì tất cả DN nên hiện diện trên online với nhiều khía cạnh

Là DN vốn chú trọng vào kênh phân phối truyền thống nhưng từ khi dịch bùng nổ PNJ đã có hướng tiếp cận online.

Theo ông Thông, do trang sức không phải sản phẩm thiết yếu, nên vấn đề đặt ra là đổi chiến thuật, cách làm marketing

  • Nếu như trước đây xu hướng tiếp thị là tạo ra sản phẩm “bom tấn”, tạo sức ảnh hưởng lan tỏa thì giờ phải chuyển sang “bắn tỉa”, ngắm rõ mục tiêu hơn. Trong dịch bệnh thì sức mua trang sức giảm, nhưng ở phân khúc khác thì vẫn có khách hàng.
  • DN phải đọc được hành vi mua sắm của khách hàng. Trước đây là câu chuyện chung, giờ chúng ta phải tìm ra câu chuyện riêng và nói đúng thời điểm, sử dụng digital marketing để tạo ra hiệu quả cao hơn, thông điệp tiếp thị lúc này phải “sắc sảo” hơn.

Ông Lê Trí Thông – Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) –

Để có thể duy trì và tạo đột phá cho kênh phân phối sau dịch, bà Phan Bích Tâm, Giám đốc quốc gia của Hiệp hội Mobile Marketing đề xuất:

  • DN nên tận dụng những công cụ hỗ trợ có sẵn, thay vì phải xây mới sẽ tốn chi phí, ví dụ như các sàn thương mại điện tử có sẵn
  • Marketing nên có sự đầu tư vào cảm nhận khách hàng khi mua online. Hiện nay có khái niệm: “Mua hàng thông qua đối thoại”, tức thông qua chat, tư vấn đề đưa sản phảm dịch vụ với khách hàng. Đây là cách nỗ lực hơn để bán hàng tích cực hơn.

Người tiêu dùng ở đâu thì DN nên đuổi theo để giành cơ hội. Kết hợp offline và online để tối ưu hóa. Xu hướng mới trên thế giới là tiếp thị số (digital marketing), nếu DN không tận dụng hiệu quả sẽ đánh mất cơ hội và đứng sau đối thủ. Trong quá trình kết hợp giữa kênh offline và kênh online thì điều quan trọng là quản lý dữ liệu khách hàng, hiểu khách hàng để tận dụng khách hàng.

Bà Phan Bích Tâm – Giám đốc quốc gia của Hiệp hội Mobile Marketing –

Xem lại các tọa đàm trực tuyến đã diễn ra:

Tường thuật trực tuyến tọa đàm “Giải pháp quản lý nhân sự trong và sau mùa dịch”

Tường thuật trực tuyến tọa đàm “Những vấn đề pháp lý của doanh nghiệp nhìn từ đại dịch”

Những bài báo liên quan:

Đón xem buổi toạ đàm trực tiếp cuối cùng với chủ đề “HẬU COVID – 19: CHUẨN BỊ GÌ ĐỂ TRỞ LẠI CUỘC ĐUA?” diễn ra lúc 10h30 sáng ngày mai 22/05/2020 tại fanpage của Tôn COLORBOND và trang báo điện tử Thời báo Kinh tế Sài Gòn.


Bình luận