TRƯỚC XU HƯỚNG ĐÁNH THUẾ CARBON, DOANH NGHIỆP VIỆT CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIỮ THỊ TRƯỜNG?

TRƯỚC XU HƯỚNG ĐÁNH THUẾ CARBON, DOANH NGHIỆP VIỆT CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIỮ THỊ TRƯỜNG?


Thuế carbon sẽ giáng xuống

15 mặt hàng “tỷ đô”

Sau Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU, Mỹ sẽ là thị trường tiếp theo đánh thuế carbon lên hàng nhập khẩu thông qua Đạo luật Cạnh tranh sạch. Làm sao để giảm thiểu thuế carbon bỗng trở thành mối quan tâm nóng hổi hàng đầu đối với nhiều doanh nghiệp Việt, bởi cả EU lẫn Mỹ đều là 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay.

Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 184 tỷ USD hàng hóa sang Âu – Mỹ, tăng 12,3% và chiếm tỉ trọng gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Đặc biệt, có tới 15 mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị trên 1 tỷ USD, bao gồm: dệt may; giày dép; thủy sản; cà phê; máy móc, thiết bị và dụng cụ phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện… Nếu bị áp thuế carbon, các ngành này sẽ khó tránh khỏi mất lợi thế cạnh tranh và mất đơn hàng.

Cơ chế CBAM (EU) đánh thuế trực tiếp lên lượng CO2 phát thải ra môi trường trong quá trình sản xuất. Carbon được tính trên toàn chuỗi giá trị và có thể bao gồm cả “phát thải gián tiếp”, ví dụ carbon từ việc sử dụng điện sản xuất.


Tương tự, Đạo luật Cạnh tranh sạch (Mỹ) sẽ áp dụng từ tháng 1/2024. Đến năm 2029, các mặt hàng sẽ bị đánh thuế 55 USD/tấn carbon và sau mỗi năm tăng thuế thêm 5%.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngành dệt may đang phát thải khoảng 5 triệu tấn CO2, với gần 200 doanh nghiệp thuộc diện phát thải trọng điểm (tiêu thụ 1.000 tấn CO2 quy đổi). Nếu tính theo giá chứng chỉ phát thải của EU, tổng thuế carbon có thể lên đến 5.000 tỷ đồng.

Doanh nghiệp Việt cần làm gì

để giữ thị trường?

Theo đó, doanh nghiệp có thể trông chờ “ngoại lực” khi Việt Nam ra mắt sàn giao dịch carbon vào 2025. Ước tính, sàn sẽ bán 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm với giá khởi điểm 5 USD/tấn, thấp hơn so với giá của EU và Mỹ.

Giải pháp bền lâu hơn cả là dựa vào “nội lực”, doanh nghiệp chủ động giảm thiểu thuế carbon thông qua việc giảm phát thải trong quy trình xây dựng và sản xuất. Đồng thời, tự tạo ra tín chỉ carbon bằng cách trồng rừng, xây trạm điện mặt trời… và nếu dư có thể bán các tín chỉ này.

Vinamilk là case-study điển hình cho doanh nghiệp đánh thức “mỏ vàng” carbon tiềm ẩn bằng nội lực. Cả nhà máy lẫn trang trại ở Nghệ An đều đạt net-zero nhờ trung hòa 17.560 tấn CO2 (tương đương 1,7 triệu cây xanh). Để chuẩn bị cho tương lai, công ty đã đầu tư công nghệ hiện đại để giảm phát thải trong sản xuất và trồng 1,12 triệu cây xanh từ năm 2012-2020.

Tối ưu hiệu quả năng lượng

để giảm phát thải carbon

Ông Dương cũng đưa ra lời khuyên riêng cho các doanh nghiệp sắp mở rộng quy mô trong thời gian tới. Cụ thể, doanh nghiệp nên đầu tư vào nhà máy bền vững, tiết kiệm năng lượng để giảm phát thải carbon và thậm chí đạt chuẩn xanh Lotus (Việt Nam), BCA (Singapore), LEED (Mỹ)…

Cả 3 chứng nhận công trình xanh kể trên đều đặt tiêu chí “hiệu quả năng lượng” lên hàng đầu. Năng lượng chiếm 31/110 điểm (28%) khi phê duyệt Lotus và lên đến 99/160 điểm (62%) đối với BCA. Trong LEED, vật liệu xây dựng chuẩn chiếm 14/100 điểm, song vật liệu năng lượng hiệu quả đóng góp tới 35/100 điểm.

Ông Đỗ Hữu Nhật Quang – Giám đốc Phát triển Kinh doanh Công ty Tư vấn Công trình Xanh GREENVIET cho hay, dự án thông thường chỉ cần trải qua 5 giai đoạn: Thiết kế ý tưởng, Thiết kế chi tiết, Đấu thầu, Xây dựng, Nghiệm thu. Tuy nhiên, các dự án chuyển đổi net-zero mà Green Việt tư vấn thiết kế sẽ phải bổ sung thêm 3 giai đoạn quan trọng khác với nhiều hạng mục phức tạp: Phân tích hiệu quả đầu tư (mô phỏng năng lượng tòa nhà, phân tích hiệu quả hệ solar áp mái…), Giám sát xây dựng và Chuẩn bị hồ sơ, Thu thập dữ liệu và Nộp hồ sơ chứng nhận net-zero.

Cho các doanh nghiệp muốn phát triển nhà máy bền vững, BlueScope mang đến sản phẩm tôn mạ COLORBOND® tích hợp công nghệ mạ AM ma trận 4 lớp tiên tiến nhất thị trường cho độ bền công trình vượt trội.


Bình luận