-
Chúng ta đã thấy ảnh hưởng của dịch nCoV rất lớn, rất tiêu cực khi số người nhiễm bệnh và chết vẫn đang tăng lên từng ngày trên toàn thế giới. Nghiêm trọng hơn, dịch nCoV tác động bao phủ gần như hầu hết các lĩnh vực, ngành sản xuất kinh doanh ở Việt Nam. Cụ thể từ công nghiệp, công nghiệp chế biến chế tạo, dệt may, da giày cho tới các ngành giải trí, dịch vụ, nông sản… Trước mắt, ngành bị tác động nhanh và rõ rệt nhất là du lịch, thể hiện qua lượng khách sụt giảm nghiêm trọng, nhiều tour tạm ngưng thậm chí hủy. Còn xuất khẩu nông sản cũng đã bị ùn ứ tại các cửa khẩu qua biên giới Trung Quốc; Các ngành dịch vụ giải trí, vận tải, hàng không… đều vắng khách.
Những tác động này vẫn tiếp diễn bởi nó không chỉ tác động qua nhu cầu giảm mà còn tắc lưu chuyển, cộng với nguồn cung ứng cho các ngành sản xuất của Việt Nam bị thiếu hụt. Ví dụ, hiện rất nhiều nhà máy ở Trung Quốc đang giảm công suất, thậm chí phải tạm dừng sản xuất vì dịch bệnh, trong khi đó lại là đầu vào của rất nhiều chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa của chúng ta.
Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc quý I/2020 ước đạt 5,6 tỷ USD,
giảm 25% so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt một số mặt hàng giảm mạnh
- Tôi cho rằng diễn biến của dịch này vẫn còn chưa rõ bao giờ giảm hay bao giờ mới kết thúc. Thế nên, sẽ có những tác động tiêu cực có thể còn lớn hơn. Chẳng hạn, chỉ xét tác động ngay trong quý I/2020 thì theo các tính toán sơ bộ, nếu Việt Nam muốn đạt mục tiêu đề ra về tăng trưởng GDP là 6,8% sẽ không đơn giản. Để đạt mức tăng trưởng này các quý sau phải tăng cao hơn rất nhiều.
- Giải pháp thì chúng ta đã thấy rồi. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, rất nhiều ngành đã vào cuộc ứng phó khẩn cấp với nCoV. Chẳng hạn ở góc độ tài chính, Ngân hàng Nhà nước đã có Công văn số 541/NHNN-TD ngày 04/2/2020 “Về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của dịch nCoV”.
- Theo tinh thần đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu hệ thống ngân hàng thương mại cần chủ động nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh, mức độ thiệt hại của khách hàng đang vay vốn do ảnh hưởng của dịch nCoV để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễm giảm lãi vay… theo quy định hiện hành. Mặt khác, phối hợp với các Sở, ban, ngành kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố các giải pháp xử lý rủi ro, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân vay vốn bị thiệt hại theo quy định. Trong đó bảo đảm tránh việc lợi dụng cơ chế hỗ trợ làm ảnh hưởng tới thị trường tín dụng và việc phân loại, xử lý nợ xấu. Thực hiện chủ trương này, nhiều Ngân hàng thương mại đã lập tức vào cuộc, giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ cho những khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch nCoV.
Về phía Bộ Công Thương đã vào cuộc làm việc với các địa phương để tháo gỡ khó khăn cho hàng nông sản bị ách tắc ở các cửa khẩu, biên giới; tìm hiểu đánh giá chuỗi giá trị và hướng đẩy mạnh tiêu thụ tại nội địa. Bộ này cũng đề ra những kịch bản khác nhau để có thể có những gói hỗ trợ nó tổng thể hơn.
Hay ngành du lịch đã gấp rút thực hiện tái cấu trúc lại thị trường, nhận định đối tác, đánh giá thiệt hại để có hỗ trợ. Rồi Bộ Thông tin Truyền thông đẩy mạnh việc tuyên truyền thông tin dịch bệnh cho người dân và theo tôi việc thông tin rất quan trọng vì tác động lớn nhất không hẳn là dịch mà là sự hoảng loạn, sợ hãi quá mức.
Nhưng theo tôi, tất cả đều phải tùy thuộc vào tình hình sắp tới.
Từ những phân tích trên cho thấy, dịch nCoV vẫn đang ở “tâm bão” chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, điều này đe dọa đến hoạt động kinh doanh của hầu hết các ngành, lĩnh vực, song song với ngành du lịch, hàng không cũng là ngành đang chịu nhiều tổn thất “cực lớn” và dự báo tình hình sẽ còn ảm đạm trong vòng 1 vài tháng tới.
- Việc tạm ngừng các chuyến bay đến Trung Quốc đang và sẽ gây thiệt hại nặng nề cho ngành hàng không Việt Nam vì Trung Quốc hiện là thị trường lớn thứ 2 sau thị trường Đông Bắc Á với hàng không Việt Nam.
- Điển hình tại Vietnam Airlines, đường bay đến Trung Quốc chiếm 10% thị phần bay của hãng, việc tạm ngừng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến 70.000 hành khách (chưa kể lượng khách nối chuyến qua nơi đây). Nếu dịch bệnh kéo dài, dự báo hãng có thể thiệt hại đến 196 triệu USD.
Thị trường chứng khoán cũng không khả quan hơn, chỉ từ 30/1 – 6/2 cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines đã giảm 6.600 đồng (giảm 20,12% giá trị), tương ứng thất thoát hơn 9.300 tỷ đồng. Tương tự, cổ phiếu của Vietjet Air đã giảm 19.500 đồng (giảm 12,97% giá trị), khiến vốn hóa “bay hơi” 10.300 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán ngành hàng không biến động trước sự ảnh hưởng của dịch
Corona (30/1 – 6/2/2020)
Các đường bay đến Trung Quốc “tê liệt”, tăng chi phí phòng dịch, nhu cầu đi lại bằng hàng không của hành khách giảm mạnh, thêm tình trạng hủy vé của nhiều công ty lữ hành nội địa và quốc tế vì diễn biến phức tạp từ dịch bệnh sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của các doanh nghiệp trong quý I này. Hãng nào sẽ vượt qua “tâm bão” để có mức tăng trưởng tốt trong 2020 vẫn là bài toán nhiều ẩn số chưa có đáp án.
Bình luận