Sau đại dịch Covid-19, Việt Nam đang được xem là điểm đến hấp dẫn trong làn sóng chuyển hướng sản xuất công nghiệp đến các quốc gia khu vực ASEAN. Cùng chúng tôi trò chuyện với ông Đặng Thanh Hùng, Phó Tổng Giám đốc NS BlueScope Việt Nam để có thêm những thông tin thú vị về “mạch chảy” mới này.
Ông Đặng Thanh Hùng – Phó tổng giám đốc NS BlueScope Việt Nam đánh giá cao về tiềm năng mà làn sóng chuyển dịch đầu tư sẽ mang lại.
Việt Nam với nhiều điều kiện thuận lợi đã thu hút một dòng chảy đầu tư mới, đặc biệt là từ Trung Quốc. Ông đánh giá dòng chảy này sẽ mang lại những cơ hội và thách thức như thế nào với doanh nghiệp trong nước?
Thời gian qua, có những cái tên lớn như SamSung, Apple, Google, Foxconn… đã và đang có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam. BlueScope có đặt công ty tại Trung Quốc và không ít nhà đầu tư đã liên hệ với chúng tôi thông qua BlueScope Trung Quốc để hỗ trợ họ trong việc xây dựng nhà máy mới tại Việt Nam, thậm chí có thể dùng từ “sôi động” để hình dung về làn sóng này.
Như bất kỳ một xu hướng nào, sẽ luôn luôn tồn tại “cơ” trong “nguy” và ngược lại. Làn sóng dịch chuyển đầu tư hiển nhiên mang lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta khi một lượng lớn lao động được gia nhập, đào tạo và làm việc cho các doanh nghiệp lớn. Việc mở rộng đầu tư cũng mang lại một nguồn cung mới cho ngành bất động sản khu công nghiệp, ngành xây dựng công nghiệp và kho bãi…
Nhưng đồng thời, làn sóng này vừa là “bệ đỡ”, vừa là “bậc cửa” cho ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước. Để tham gia chuỗi cung ứng của các ông lớn này, các doanh nghiệp trong nước cần phải tự nâng cao năng lực để đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của họ. Đây cũng là một thách thức nhưng cũng là cơ hội để “chuyển mình” cho những ai biết nắm bắt thời cơ.
Là một doanh nghiệp đã hoạt động tại Việt Nam hơn 30 năm, NS BlueScope vừa có sự am hiểu thị trường toàn cầu, vừa có sự thấu hiểu thị trường địa phương. Trên những kinh nghiệm đã tích lũy được, NS BlueScope Việt Nam sẽ tận dụng dòng chảy mới này như thế nào?
Như tôi có nói ở trên, một trong các ngành hưởng lợi rất lớn từ việc dịch chuyển này là ngành bất động sản khu công nghiệp và xây dựng công nghiệp do nhu cầu về việc thuê và xây nhà máy sẽ “nở rộ” hơn nữa. Với NS BlueScope Việt Nam, chúng tôi đã có kinh nghiệm nhiều năm cung cấp vật liệu có độ bền cao, có khả năng chống chọi với môi trường sản xuất khắc nghiệt bên trong các nhà máy – đó là vật liệu tôn mạ AM ma trận bốn lớp. Nhiều hãng lớn như Goertek Vina, Foxcom, Luxshare… đã sử dụng tôn mạ AM ma trận bốn lớp của chúng tôi cho nhà máy của họ.
Để đón đầu làn sóng đầu tư này, chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian ngồi lại cùng với các chủ đầu tư, nhà thầu và các kiến trúc sư, nhằm nghiên cứu nhu cầu khi đầu tư các nhà máy của họ. Đây cũng là nền tảng cho sự ra đời của Colorbond for Panel – dòng sản phẩm tiên phong trên thị trường dành riêng cho tấm sandwich panel. Chúng tôi sử dụng tôn mạ AM ma trận bốn lớp, có độ bền cao và khả năng chống ăn mòn, đặc biệt là tích hợp thêm công nghệ kháng khuẩn, phù hợp với yêu cầu nghiêm ngặt về “độ sạch” trong các nhà máy điện, điện tử.
Nhiều ông lớn trong ngành điện, điện tử sử dụng tôn mạ AM ma trận 4 lớp cho nhà máy của mình.
Vậy với các doanh nghiệp hiện đang hoạt động trên thị trường, ông có lời khuyên nào có thể chia sẻ với các doanh nghiệp để đón đầu con sóng lớn này không?
Với mỗi con sóng lớn, liệu chúng ta có đủ năng lực để tận dụng và “lướt” trên con sóng đó hay là chúng ta sẽ bị chính con sóng lớn đó làm cho “chao đảo”, thậm chí là “nhấn chìm” phụ thuộc rất lớn vào việc chúng ta đón đầu con sóng đó như thế nào. Tôi cho rằng từ khóa quan trọng ở đây là “tự cường”. Chỉ khi chúng ta không ngừng củng cố và nâng cao năng lực của doanh nghiệp, đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường, không chỉ tiêu chuẩn của Việt Nam mà là của thế giới thì chắc chắn chúng ta sẽ trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng, từ đó giúp chúng ta đủ lực để “lướt” trên con sóng lớn. Bài toán “tự cường” ở mỗi doanh nghiệp sẽ là khác nhau và người đứng đầu doanh nghiệp sẽ chính là người cần tìm lời giải cho bài toán đó.
Xin cảm ơn ông!
Có thể bạn chưa biết, NS BlueScope là công ty xác lập các chuẩn công nghệ mạ được sử dụng tại thị trường Việt Nam. Năm 1993, khi thị trường Việt Nam còn sơ khai với công nghệ mạ kẽm, BlueScope là công ty đưa vào sản phẩm tôn mạ nhôm kẽm (AZ). Từ năm 2019, NS BlueScope ra mắt công nghệ mạ AM – Activate ma trận 4 lớp – công nghệ mạ vượt trội hơn hẳn so với mạ AZ (chỉ 2 lớp). Công nghệ mạ AM của NS BlueScope là kết quả của hơn 20 năm nghiên cứu và phát triển với hơn 20 bằng sáng chế bảo hộ toàn cầu. Thiếu đi 1 hoặc nhiều yếu tố liên quan đến các hạng mục của hơn 20 bằng sáng chế trong quá trình sản xuất, lớp mạ bảo vệ AM không những không tạo được ma trận 4 lớp bảo đảm khả năng chống ăn mòn vượt trội mà còn tạo ra lớp mạ dễ tổn thương hơn, bị ăn mòn sớm ngay từ khâu sản xuất, và chống ăn mòn yếu hơn. Tôn mạ AM ma trận 4 lớp cũng được ứng dụng để làm vật liệu cho tấm sandwich panel, là vật liệu phù hợp nhất cho phòng sạch, vách ngăn và vách bao che của nhà máy ngành E&E nhờ khả năng chống ăn mòn vượt trội và chống sự sinh sôi của vi khuẩn.
|