Tôn mạ AM ma trận 4 lớp là bí quyết mà các công trình đẳng cấp trong và ngoài nước sử dụng để duy trì độ bền và vẻ đẹp theo thời gian.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, tốc độ xây dựng công trình tại Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong những năm trở lại đây. Tuy nhiên, có rất nhiều công trình có vẻ ngoài “xuống cấp” dẫu chỉ mới hoạt động 3-5 năm. Nhưng với nhiều công trình nước ngoài, đây vẫn là giai đoạn đẹp như mới. Vậy đâu là bí quyết giúp các công trình này duy trì vẻ đẹp sau thời gian hoạt động trong những môi trường vô cùng khắc nghiệt.
Trung tâm Penguin Parade
Được khai trương vào năm 2019, Trung tâm tham quan chim cánh cụt diễu hành tại đảo Phillip (Úc) là điểm du lịch nổi tiếng với hàng ngàn du khách ghé thăm mỗi tối để chiêm ngưỡng cảnh những chú chim cánh cụt lên bờ.
Xây dựng trên diện tích 4.950m2, Trung tâm này có lối kiến trúc độc đáo, với các đường nét góc cạnh sắc nét, hiện đại tương phản với sự nguyên sơ, gồ ghề của eo biển Bass. Dù đã bước qua năm hoạt động thứ 7, Trung tâm vẫn giữ nguyên vẻ đẹp mới như ngày đầu khai trương dù nằm ở vị trí sát bờ biển.
Bí quyết lưu giữ vẻ đẹp của công trình nằm ở việc sử dụng vật liệu tôn mạ AM ma trận 4 lớp – vật liệu được các kiến trúc sư chỉ định cho công trình với khả năng chống ăn mòn vượt trội, kể cả đó là môi trường sát biển.
Bảo tàng Hàng hải quốc gia Úc
Hoàn thành vào năm 2015, đến nay đã qua 8 năm hoạt động, nhưng Bảo tàng Hàng hải quốc gia Úc vẫn khiến khách tham quan trầm trồ trước vẻ đẹp ấn tượng, dù công trình đặt tại một vị trí được nhận định là “hóc búa” với các kiến trúc sư khi nằm ngay trong bến cảng Darling – môi trường sát biển rất dễ ăn mòn.
Công trình tạo mối liên kết hài hòa giữa khuôn viên bảo tàng và di tích những con tàu lịch sử của nhà trưng bày Warships Pavilion. “Độ khó” của công trình nằm ở việc thiết kế mái và vách phải mỏng đủ để tối đa hóa không gian sử dụng bên trong, trong khi vẫn phải đảm bảo việc đối phó với sự ăn mòn khắc nghiệt của môi trường biển bên ngoài.
Tôn mạ AM ma trận 4 lớp đã được các kiến trúc sư của Bảo tàng sử dụng như một lời giải cho bài toán khó này.
Nhà máy Unilever tại thành phố Thái Thương, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc)
Nhà máy sản xuất kem lớn nhất thế giới của Unilever tại Thái Thương (Trung Quốc) bắt đầu được lên ý tưởng xây dựng từ năm 2020 – giai đoạn đại dịch Covid-19 đang bắt đầu lan rộng. Vượt qua các thách thức từ đại dịch, nhà máy vẫn được xây dựng và đưa vào hoạt động theo kế hoạch. Một trong các bài toán khó của nhà máy là giảm thiểu tiếng ồn từ hoạt động sản xuất cũng như đảm bảo công trình có khả năng chống chịu ăn mòn cao trong môi trường sản xuất thực phẩm, vốn có yêu cầu khắt khe về an toàn thực phẩm với nhiều khu vực công năng khác nhau.
Sử dụng tôn mạ AM ma trận 4 lớp cho mái và vách, nhà máy không chỉ đáp ứng những yêu cầu rất “thách thức” về mặt chất lượng công trình mà còn được biết đến là một biểu tượng giàu tính nghệ thuật với các đường nét thiết kế ấn tượng cùng màu sắc “ngọt ngào” độc đáo.
Tại Việt Nam, có thể điểm tên những công trình đang tiên phong sử dụng tôn mạ AM ma trận 4 lớp như nhà máy lắp ráp linh kiện điện tử trị giá 100 triệu đô la Mỹ của Goertek Vina tại Nghệ An, nhà máy SLP, nhà máy Vinfast… Nhiều chuyên gia trong nước đánh giá tôn mạ AM ma trận 4 lớp sẽ trở thành vật liệu tương lai mới, dần thay thế sự phổ biến của tôn hai lớp hiện nay trên thị trường.
Tôn mạ AM ma trận 4 lớp được các chuyên gia nhận định sẽ là vật liệu tương lai, thay thế tôn hai lớp hiện nay.
Có thể bạn chưa biết, NS BlueScope là cha đẻ và là công ty xác lập các chuẩn công nghệ mạ được sử dụng tại thị trường Việt Nam. Năm 1993, khi thị trường Việt Nam còn sơ khai với công nghệ mạ kẽm, BlueScope là công ty đưa vào thị trường Việt Nam “đứa con” tôn mạ nhôm kẽm (AZ) hay còn gọi là tôn lạnh. Từ năm 2019, NS BlueScope một lần nữa ra mắt đứa con thứ 2 – công nghệ mạ AM Activate ma trận 4 lớp. AM là một công nghệ mạ vượt trội hơn hẳn so với công nghệ mạ AZ (chỉ 2 lớp) tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.