Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã đạt được những thành tựu to lớn, tuy nhiên cùng với đó là sự thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường gia tăng. Để khắc phục những vấn đề này, các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang hướng đến phát triển kinh tế bền vững nhằm giải quyết thách thức giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan về vấn đề này trong khuôn khổ buổi hội thảo “CEO Forum: Sustainability – The Vitality For Business Growth” do NS BlueScope Việt Nam tổ chức vào ngày 25/09/2020 vừa qua.
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan,
Việt Nam đã đưa 115 mục tiêu cụ thể vào “Chương trình hành động quốc gia” để thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững SDG đã kí kết cùng Liên Hợp Quốc. Việt Nam đã lồng ghép tất cả những mục tiêu trên vào 1 trong các chiến lược phát triển kinh tế xã hội SDGs và các kế hoạch 5 năm như là SEDP (Socio-Economic Development Plan) sẽ chính thức được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ 13 vào đầu năm 2021. Đồng thời, những khuôn khổ về luật pháp được tăng cường nhằm mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, Chính phủ ủng hộ và làm việc chặt chẽ với Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam nhằm vận động các doanh nghiệp chủ động thực hiện các mục tiêu SDG của Việt Nam vừa chia sẻ những bước phát triển, những tấm gương tốt, ví dụ như thương hiệu BlueScope đến từ Úc, để cùng nhau đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Chính phủ Việt Nam đã giải quyết được 12 vấn đề chính dù không hoàn toàn bám theo 17 mục tiêu đã đề ra của SDG Việt Nam, tuy nhiên góp phần tạo tiền đề cho việc thực hiện mục tiêu:
- Thứ nhất, đã giảm nghèo đa chiều từ tỉ lệ là 9,9% vào năm 2015 xuống còn dưới 7% vào năm 2017 – đây là một thành tựu rất tốt.
- Thứ hai, Việt Nam đã giảm mức trẻ sơ sinh bị tử vong trên 1.000 trẻ sơ sinh, từ mức 22,1% xuống còn 21,6% trong khoảng 2 năm từ 2015-2017. Việt Nam đã thực hiện khá tốt và mức độ bao phủ của bảo hiểm xã hội y tế cho người dân tính đến năm 2017 đã đạt đến mức 86,4% – gần đây nhất là khi có Covid-19 tràn lan thì tỉ lệ đã đạt được hơn 90% người dân đã có bảo hiểm y tế.
-
- Thứ ba, tỉ lệ các lớp học cơ bản, tiểu học đạt tới 99%, trong đó hoàn thành các chương trình học trong năm học 2016-2017 đạt tới 99,7%. Tất nhiên là trong này phải cần nâng cao hơn nữa trình độ học vấn của người lao động trung bình của Việt Nam – vì nếu chỉ là tốt nghiệp tiểu học, trung học cơ sở không thôi vẫn chưa đủ.
- Thứ tư, về bình đẳng giới, trên nhiều lĩnh vực khác nhau đã được đưa vào trong các lĩnh vực kể cả về chính trị, kinh tế, xã hội… Và trong quốc hội Việt Nam, nhiệm kì hiện nay tỉ lệ phụ nữ tham gia vào quốc hội chiếm 26,7%. Đây là tỉ lệ rất cao trong các nước ở Châu Á và tổng thể so với các nước Đông Nam Á.
- Thứ năm, về tiếp cận với nước sạch, đến năm 2016 Việt Nam đã đạt 93,4% và đây cũng là một tỉ lệ khá cao.
- Thứ sáu, về tiếp cận điện năng, tới năm 2016 tỉ lệ tiếp cận điện của Việt Nam đạt 99%.
- Thứ bảy là tỉ lệ sử dụng internet. Ước tính đạt trên 50 triệu người dân đang sử dụng internet vì đây là một công cụ vô cùng quan trọng cho đời sống.
- Thứ tám, về tăng trưởng GDP hằng năm. Năm 2019 GDP đạt 7,08%. Tuy nhiên năm 2020 do ảnh hưởng của dịch covid nên Chính phủ đang kì vọng là có thể đạt được mức xấp xỉ 2% là tốt rồi vì Việt Nam là 1 trong 57 nước có tăng trưởng dư về GDP trong tổng số 191 quốc gia mà ngân hàng thế giới tính đến.
- Thứ chín, về tất cả những cải thiện trong việc bảo vệ và quản lý môi trường và tài nguyên, Việt Nam chỉ đưa ra được con số là độ che phủ rừng đạt 41,5%. Đây là vấn đề chưa tốt. Sử dụng tài nguyên lãng phí và không hiệu quả là một vấn đề rất lớn của Việt Nam.
- Vấn đề thứ mười là Việt Nam đã giảm được sự bất bình đẳng và tăng cường được khả năng tiếp cận với công lý, thông tin.
- Vấn đề thứ mười một là mở rộng và sâu sắc hơn về việc quan hệ quốc tế của Việt Nam. Đến nay Việt Nam đã hoàn tất được Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) – một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới ngoài CPTPP, đưa ra nhiều cam kết sâu rộng hơn.
- Và cuối cùng là Việt Nam đã hỗ trợ cho thanh niên khai thác được tối đa năng lực của họ, coi họ là đối tác chính – những người chơi quan trọng trong việc đảm nhiệm mục tiêu phát triển bền vững tương lai của Việt Nam.
Tôi thấy một số chỉ tiêu và mục tiêu đặt ra của Việt Nam vẫn còn xa mới đạt được, đặc biệt là về khía cạnh chất lượng SDGs. Ví dụ chuyện học hành. Học đại học thì cao nhưng chất lượng học như thế nào? Hay về chuyện điện. Hiện chất lượng ngành điện của Việt Nam là cả một vấn đề, Việt Nam đang rất cần chuyển mạnh sang dùng những năng lượng tái tạo. Ngoài ra, khoa học công nghệ của Việt Nam còn hạn chế, trong khi có rất nhiều thứ cần phải ứng dụng khoa học công nghệ mới có thể đạt được. Chưa kể là ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu. Do chúng ta tập trung rất nhiều vào Covid cho nên nhiều khi quên nói tới câu chuyện đồng bằng sông Cửu Long bị thiếu nước nặng nề như thế nào, hay do tác động của khí hậu làm cho miền Trung có nhiều thiên tai khác…
Hạn hán ở Đồng bằng sông Cửu Long
Bên cạnh đó, bản chất của việc thực hiện SGD đòi hỏi sự phối hợp liên ngành rất lớn nhưng mà nó lại không tương thích với hệ thống ở Việt Nam. Một trong những vấn đề lớn nhất của hệ thống Việt Nam là một hệ thống quá rộng về mặt chính quyền với nhiều cấp, nhiều bộ ngành, như vậy là rất khó trong việc phối hợp.
Để giảm khoảng cách, cần phải cải thiện chính sách và cố gắng cải thiện những điều bất cập. Đồng thời nâng cao hiểu biết và hành động trong toàn thể xã hội (và trong các bộ phận của Chính phủ cũng quan trọng không kém). Ngoài ra cần nâng cao, cải thiện việc phối hợp với nhau, cho các đối tượng. Ở đây các cơ quan nhà nước có lẽ cũng là vấn đề số 1.
Bên cạnh đó, phát triển và nâng cao năng lực về mặt thống kê; phải cải thiện hiệu quả khi sử dụng các nguồn lực tài chính; lồng ghép các mục tiêu SDGs vào các chiến lược, các nguyện vọng chính sách của chính quyền trung ương cũng như địa phương. Cuối cùng là tăng cường hợp tác quốc tế.
Thông thường cứ 3 – 7 năm sẽ xảy ra đứt gãy chuỗi cung ứng 1 lần. Điều này xảy ra trước dịch nhưng đến Covid này thì nặng nề rất nhiều. Có thể thấy rõ ràng Covid-19 vừa là tác động mạnh nhất vừa rộng lớn nhất từ trước đến nay đối với các chuỗi cung ứng.
Phổ biến nhất là sự thiếu vắng những nhà cung cấp hoặc những khách hàng tiềm năng không thể thay thế – bởi thế giới phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung từ Trung Quốc.
Việt Nam không ngoại lệ, cũng đã chứng kiến đối với một số ngành. Cụ thể, hầu hết các ngành công nghiệp chế tạo và dịch vụ khác nhau như du lịch, vận tải… Tới nay có quá nhiều nhà cung ứng cũng như là khách hàng tiêu dùng của nước ta bị phá sản. Việt Nam cũng vậy, số doanh nghiệp bị loại ra khỏi cuộc chiến cao nhất từ trước đến…
- Trước hết doanh nghiệp phải tập trung hoàn thành trách nhiệm của mình trong các chuỗi và triển khai làm thế nào cho nó hiệu quả hơn. Ở đây, tôi xin đưa ra 10 hành động cần thiết của các doanh nghiệp trong thời điểm này đã được McKinsey khuyến nghị:
- Xem việc trở lại như là một sức mạnh mới, một cuộc chạy đua marathon, tạo sức mạnh mới và sức bền để đi xa hơn nữa chứ không phải là ngắn hạn.
- Tập trung vào những htành động nào mà có thể mang lại tác động tốt nhất cho mình như là dựa vào công nghệ, khả năng về phân tích và toàn cầu hóa chẳng hạn, cái đó có thể giúp được.
- Phải xây dựng những đội ngũ linh hoạt hơn, đào tạo hoặc tuyển dụng những người lãnh đạo tương lai có thể nhận thức được và thực hiện được trách nhiệm của mình ngay từ bây giờ.
-
-
- Xây dựng lại hệ thống những người làm việc cho mình từ trên xuống dưới, phải tiếp tục đầu tư và giúp họ nâng cao trình độ tay nghề;
- Tập trung vào vốn đầu tư để có hiệu quả cao nhất;
-
Tập trung các công trình phát triển về công nghệ sao cho hiệu quả cao.
- “Rethink the global footprint” – bình tĩnh xem lại chiến lược của mình khi tham gia toàn cầu, phát triển toàn diện mới, tập trung vào phát triển khu vực/song phương nhiều hơn là toàn cầu. Đây là xu hướng chung của toàn cầu hóa.
-
- Tham gia một cách tích cực trong việc chống tác hại của biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
- Coi trọng nhiều hơn vai trò của Chính phủ. Trước đây có rất nhiều nước làm nhẹ đi vai trò của chính phủ, tăng vai trò của thị trường lên. Nhưng trong đại dịch covid hiện nay, có nhiều trường hợp cho thấy vai trò của Chính phủ là rất quan trọng, để có thể can thiệp vào những lỗ sai hỏng buộc nó phải chuyển đổi nhanh hơn.
- “Make purpose part of everything” – mục đích của mỗi công ty là rất quan trọng, mục tiêu đó sẽ gắn bó tất cả mỗi người lại với nhau, nó sẽ làm giảm tính bất ổn khi có một tầm nhìn xa.
Bình luận