Công nghiệp 4.0 đang cách mạng hoá quy trình sản xuất bằng việc mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp tận dụng năng lực sản xuất và công nghệ thông tin tiên tiến trong suốt vòng đời sản phẩm. Nhờ đó, các nhà sản xuất nhận được những lợi ích từ việc mở rộng tầm nhìn trong vận hành, tiết kiệm đáng kể chi phí, thời gian sản xuất nhanh hơn và khả năng cung cấp sự hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng.
Cách duy nhất các nhà sản xuất có thể đi trước các đối thủ cạnh tranh và giành thị phần trong môi trường biến đổi nhanh chóng như hiện nay là nắm bắt được sự thay đổi. Những nhà sản xuất không chỉ đơn thuần là tồn tại mà muốn phát triển lớn mạnh sẽ phải tận dụng các công nghệ mới nhất trong Công nghiệp 4.0 này.
10 xu hướng hàng đầu năm 2019 về công nghệ sản xuất trong Công nghiệp 4.0, đã hỗ trợ các nhà sản xuất bao gồm cả Seventh Generation, Maxell và Ping để thúc đẩy phát triển công nghệ mới nhất, là:
Các nhà sản xuất ngày càng biết cách tận dụng Internet kết nối vạn vật (IoT) để đạt được những mục tiêu bao gồm cắt giảm chi phí, tăng hiệu suất, nâng cao sự an toàn, đáp ứng điều kiện tuân thủ thiết yếu và đổi mới sản phẩm, điều này đòi hỏi sự kết nối của các thiết bị phải đồng nhất trong cơ sở hạ tầng Internet hiện tại. Sự tồn tại của IoT, chủ yếu nhờ vào ba yếu tố: truy cập Internet rộng rãi, cảm biến nhỏ hơn và điện toán đám mây.
Khoảng 63% các nhà sản xuất tin rằng việc áp dụng IoT vào sản phẩm sẽ làm tăng lợi nhuận trong năm năm tới và sẽ đầu tư 267 tỷ đô la vào IoT cho đến năm 2020. Họ hiểu rằng IoT cho phép họ đưa ra quyết định chiến lược sáng suốt bằng cách cung cấp thông tin quan trọng, kịp thời. Theo Tập đoàn MPI, gần một phần ba quy trình thiết bị sản xuất (31%) và quy trình thiết bị phi sản xuất (30%) đã kết hợp thiết bị thông minh hoặc hệ thống nhúng thông minh. Tỷ lệ này cũng tương tự đối với các nhà sản xuất có chiến lược công ty đã được thực thi hoặc sẵn sàng áp dụng công nghệ IoT vào các quy trình (34%) hoặc tích hợp công nghệ IoT vào sản phẩm (32%).
Sự cố xảy ra với một thiết bị quan trọng sẽ gây tốn kém cho các nhà sản xuất cả về chi phí sửa chữa cũng như thời gian chết và làm giảm năng suất. Theo Công ty Tư vấn Công nghệ thông tin Thông minh, 98% các tổ chức cho biết một giờ ngừng hoạt động có giá hơn 100.000 đô la. Do đó, việc đảm bảo rằng tất cả các thiết bị đều hoạt động tối ưu vẫn là ưu tiên chính của các nhà sản xuất, nhiều người trong số họ đang hướng sự tập trung sang công nghệ duy trì dự báo để thực hiện điều đó.
Theo công ty tư vấn quản lý McKinsey & Company, việc áp dụng rộng rãi các công nghệ dự báo bảo trì có thể giúp giảm 20% chi phí bảo trì của các công ty, giảm 50% khả năng mất điện ngoài dự kiến và kéo dài tuổi thọ máy móc qua các năm.
Các chương trình dự báo bảo trì giám sát thiết bị sử dụng bất kỳ số liệu hiệu suất nào. Bằng cách tự động hóa quy trình thu thập dữ liệu thông qua việc sử dụng công nghệ IoT, các nhà sản xuất có thể hiểu rõ hơn về cách vận hành của hệ thống và khi nào các hệ thống này sẽ không hoạt động. Khả năng dự báo khi nào việc bảo trì cần được thực hiện giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và nguồn tài nguyên của nhà sản xuất.
Nhiều nhà sản xuất theo truyền thống áp dụng mô hình kinh doanh B2B đang dần chuyển sang mô hình B2B2C (doanh nghiệp tới doanh nghiệp tới người tiêu dùng) nhờ vào những lợi ích từ việc bán trực tiếp cho người tiêu dùng, bao gồm:
-
Lợi nhuận tăng: Doanh nghiệp nhận được giá bán lẻ đề xuất đầy đủ của nhà sản xuất (MSRP) thay vì giá bán buôn cho các sản phẩm.
-
Thời gian đưa ra thị trường nhanh hơn: Doanh nghiệp có thể thử nghiệm nguyên mẫu, kiểm tra và tung sản phẩm ra thị trường một cách nhanh chóng thay vì phải tuân theo chu kỳ bán hàng truyền thống kéo dài, yêu cầu nhất định phải phát triển sản phẩm trước khi đặt hàng và giao hàng. Chính sự linh hoạt này mang lại cho doanh nghiệp một lợi thế cạnh tranh.
-
Kiểm soát thương hiệu: Doanh nghiệp sở hữu thương hiệu của chính mình. Thương hiệu sẽ không bị biến chất hoặc gây nhầm lẫn bởi bên thứ ba.
-
Kiểm soát giá: Doanh nghiệp có thể giữ vững giá MSRP.
-
Dữ liệu về khách hàng tin cậy hơn: Bán trực tiếp cho khách hàng cho phép doanh nghiệp thu thập dữ liệu về họ, điều này đưa mục đích cuối cùng là mang lại sản phẩm tốt hơn, tạo mối quan hệ bền vững và gia tăng doanh số.
Để bán trực tiếp cho người tiêu dùng một cách hiệu quả, doanh nghiệp sẽ cần phải chọn một nền tảng cho các hoạt động thương mại điện tử hỗ trợ cả bán hàng B2B và B2C. Nền tảng này sẽ cung cấp việc thực hiện đơn hàng, theo dõi, thanh toán an toàn, quản lý dịch vụ khách hàng và theo dõi hoạt động tiếp thị, bán hàng trong khi truyền tải cái nhìn 360° về tất cả các tương tác của khách hàng B2B và B2C.
Duy trì tính cạnh tranh nghĩa là mang lại nhiều giá trị cho khách hàng hơn đối thủ. Mặc dù giá cả cực kỳ quan trọng, các nhà sản xuất thông thái sẽ tiếp tục tránh xa cuộc chiến về giá bằng cách tận dụng công nghệ mới giúp đơn giản hóa việc quản lý chuỗi cung ứng, từ đó mang lại nhiều lợi ích cạnh tranh. Những lợi ích này bao gồm khả năng vận hành doanh nghiệp hiệu quả, tầm nhìn xa và kiểm soát hàng tồn kho một cách tối ưu, giảm chi phí hoạt động, nâng cao sự hài lòng từ khách hàng và duy trì chúng.
Ngày nay, những giải pháp từ chuỗi cung ứng công nghệ giải quyết nhu cầu sản xuất trong nhiều lĩnh vực, bao gồm:
-
Tối ưu hóa sản xuất
-
Tối ưu hóa giao nhận, vận chuyển
-
Lên kế hoạch vận hành và doanh thu
-
Quản lý vòng đời sản phẩm
-
Kinh doanh thông minh
-
Tối ưu hóa mạng lưới và hàng tồn kho
-
Nhận dạng qua tần số vô tuyến
-
Quy trình thu mua
Theo PwC, một phần ba trong số hơn 2.000 công ty công nghiệp đã số hóa chuỗi cung ứng của họ trong khi gần ba phần tư dự kiến thực hiện trước năm 2020.
Các công ty sản xuất vừa và nhỏ đang ngày càng nhận ra rằng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) là chìa khóa để tạo ra lợi thế cạnh tranh và tinh giản.
Hệ thống ERP có hai lợi ích chính:
-
Hệ thống tổ chức hợp lý hóa các quy trình bằng cách tự động hóa tất cả các hoạt động kinh doanh và cung cấp thông tin chính xác, kịp thời.
-
Nhờ cung cấp thông tin chính xác kịp thời, chi phí quản lý và vận hành sẽ được cắt giảm. Kết quả cuối cùng là các nhà sản xuất có thể chủ động quản lý hoạt động, ngăn chặn sự gián đoạn và trì hoãn, phá vỡ rào cản thông tin và giúp người dùng đưa ra quyết định nhanh hơn.
Việc triển khai kéo dài các hệ thống ERP truyền thống có thể gây khó khăn cho các nhà sản xuất. Tuy nhiên, bây giờ, doanh nghiệp có thể chọn một hệ thống ERP được thiết lập triển khai nhanh và chi phí hợp lý hơn các hệ thống ERP truyền thống.
IoT đang biến đổi gần như mọi mặt thành một cảm biến để thu thập dữ liệu và cung cấp cái nhìn sâu sắc kịp thời cho các nhà sản xuất. Khả năng thu thập dữ liệu từ rất nhiều nguồn kết hợp với điện toán đám mây ngày càng mạnh mẽ tạo nên nguồn dữ liệu hữu ích khổng lồ. Các nhà sản xuất có thể phân tích dữ liệu theo cách thức mà nó mang lại cho họ sự am hiểu toàn diện về doanh nghiệp. Điều này cho phép họ nâng cao sản xuất, tối ưu hóa hoạt động và giải quyết các vấn đề trước khi phát sinh.
Các công nghệ hỗ trợ, như thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR), sẽ tiếp tục tạo ra mối quan hệ tương hỗ cùng có lợi giữa con người và máy móc có tác động tích cực đến các nhà sản xuất.
Do phần mềm VR kết hợp hoàn hảo với các thiết kế có sự trợ giúp của máy tính, các nhà phát triển sản phẩm có thể sử dụng VR để nhanh chóng sửa đổi và bổ sung cho các sản phẩm trong giai đoạn thiết kế sản phẩm trước khi chúng đi vào quy trình mô hình hóa và sản xuất. AR và VR cũng có thể giảm thời gian kiểm tra và hỗ trợ phát hiện lỗi ngoài việc cải thiện tầm nhìn của công nhân, cho phép họ hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.
Ví dụ: bằng cách sử dụng các thiết bị AR như kính điện tử hoặc kính bảo hộ, đồ họa do máy tính tạo ra có thể được đặt trong trường tầm nhìn của người lao động đưa cho họ sự hỗ trợ theo thời gian thực khi thực hiện một công việc. Công nghệ AR cũng có thể được sử dụng với máy ảnh và cảm biến để thực hiện đào tạo. Người lao động có thể được chỉ dẫn cách thực hiện một nhiệm vụ và sử dụng nguồn cấp dữ liệu để sửa lỗi, điều này giúp đào tạo nhanh chóng và hiệu quả đối với người lao động chưa có kinh nghiệm để làm công việc có giá trị cao.
Các nhà sản xuất sẽ được hưởng lợi từ quá trình sản xuất nhanh, ít tốn kém hơn nhờ công nghệ in 3D. Công nghệ này tạo ra nguyên mẫu nhanh chóng, là một phương pháp mang lại hiệu suất cao cho các nhà thiết kế sản phẩm để kiểm tra và khắc phục sự cố sản phẩm. Không những vậy, công nghệ này cho phép các nhà sản xuất tạo ra các mặt hàng theo yêu cầu thay vì phải sản xuất và lưu trữ.
Quá trình chế tạo dụng cụ tốn kém và tốn thời gian của các nhà sản xuất đã được chuyển đổi thay bằng công nghệ in 3D. Trong lịch sử, việc sản xuất khuôn, đồ gá lắp và giá treo được sử dụng trong sản xuất hàng loạt thiết bị nặng phải mất nhiều tháng, rất tốn kém và thường liên quan đến việc sử dụng các công ty sản xuất công cụ có trụ sở ở nước ngoài. In 3D giúp cho công cụ có thể được hoàn thành một cách hiệu quả tại chỗ, trong vài ngày và đã được các ngành công nghiệp sản xuất ô tô và hàng không vũ trụ chấp nhận.
Reshoring – đưa hoạt động sản xuất trở lại chính quốc Mỹ – đang ngày càng trở nên phổ biến giữa các nhà sản xuất. Có nhiều yếu tố góp phần để đưa hoạt động sản xuất trở lại quốc gia này. Thứ nhất, các nền kinh tế ngoại quốc đang hoạt động tốt, điều này dẫn đến thu nhập tăng lên cho người dân. Thứ hai, tại các quốc gia nơi lao động vẫn còn rẻ, cơ sở hạ tầng thường không thể hỗ trợ các hoạt động sản xuất phức tạp. Ngoài ra, chi phí vận chuyển đang tăng lên. Việc tăng cường sử dụng các chương trình phần mềm mới giúp các nhà sản xuất sử dụng robot để tự động hóa nhiều quy trình được tận dụng để yêu cầu con người, cũng góp phần vào sự hồi sinh của reshoring.
Khi các nhà sản xuất ngày càng phụ thuộc vào công nghệ, nhu cầu thuê nhân viên am hiểu công nghệ ngày càng gia tăng. Thách thức ở đây chính là không có đủ nguồn nhân lực có kỹ năng lấp đầy số lượng công việc đang cần tuyển. Để lấp đầy khoảng trống đó, các nhà sản xuất phải làm hai việc sau:
-
Đào tạo nhân lực hiện có để thực hiện các công việc đòi hỏi kỹ năng cao.
-
Tìm cách làm cho doanh nghiệp thu hút được các đối tượng như lập trình viên máy tính, nhân viên phát triển ứng dụng, chuyên viên dữ liệu, chuyên viên in 3-D và những người được đào tạo chuyên sâu khác.
Để duy trì tính cạnh tranh trong thời đại Công nghiệp 4.0, các nhà sản xuất phải cam kết thực hiện bốn điều sau: xác định các nhu cầu kinh doanh thiết yếu, đầu tư vào công nghệ sẽ đáp ứng các nhu cầu đó, xây dựng năng lực tổ chức và tích cực thích ứng các quy trình và văn hóa để cả hai vẫn giữ được tính phù hợp. Việc lựa chọn tính trì trệ hơn là thực hiện hành động có thể dẫn đến việc doanh nghiệp sản xuất đóng cửa thay vì mở những doanh nghiệp mới và có tiềm năng sinh lời.
Author: Martin Boggess
(Theo us.hitachi-solutions.com)
Bình luận