CÔNG NGHIỆP DƯỢC VIỆT NAM BAO GIỜ HẾT CHÔNG CHÊNH

CÔNG NGHIỆP DƯỢC VIỆT NAM BAO GIỜ HẾT CHÔNG CHÊNH

Dù đã có bước tiến khá dài, ngành công nghiệp dược Việt Nam vẫn chông chênh khi phải đứng trên chân người khác. Thị trường dược phẩm nội địa quy mô hơn 6 tỷ USD/năm đang là “sân chơi” của các doanh nghiệp ở nước ngoài.


Yếu tố đầu tiên vị chuyên gia này nhắc đến là tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đang đứng thứ 3 ở trong khu vực Đông Nam Á. Cùng với đó, định hướng và các cơ chế, chính sách phát triển ngành công nghiệp dược của nước ta đến giờ đã rất rõ ràng.

Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn 2040 được Chính phủ phê duyệt tháng 3/2021 với mục tiêu: xây dựng ngành công nghiệp dược trong nước phát triển ở trình độ cao, đạt cấp độ 4 theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có giá trị thị trường trong tốp 3 ASEAN, góp phần bảo đảm cung ứng kịp thời thuốc có chất lượng, an toàn, hiệu quả và giá hợp lý.

Gần đây nhất, Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị ban hành ngày 30/1/2023 về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới cũng đặt ra yêu cầu đến năm 2030, nước ta phải trở thành 1 trong 10 quốc gia hàng đầu Châu Á về công nghệ sinh học, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và phát triển của các ngành.

Về mặt thị trường, như nhiều nước đang phát triển khác, người Việt Nam ngày càng chi nhiều hơn cho tiền thuốc. Đây là diễn biến tất yếu khi thu nhập người dân cải thiện qua các năm, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng.



Theo số liệu Tổng thư ký, Chánh Văn phòng Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam đưa ra, tính đến năm 2022, Việt Nam có 51 doanh nghiệp dược có vốn đầu tư nước ngoài, 228 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn WHO – GMP, 12 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn GMP cao như EU, PICs, JAPAN, TCA.


Bà Nguyễn Diệu Hà còn nói, dây chuyền sản xuất thuốc dược liệu còn nhiều hạn chế, mới chủ yếu sản xuất thuốc generic, chưa khai thác hết công suất đầu tư, chưa nghiên cứu sản xuất thuốc hết hạn phát minh, kể cả việc chuyển giao công nghệ mới vẫn chưa được chú trọn. Về mức độ tự động hóa sản xuất vẫn sử dụng thiết bị cơ khí đơn giản (67,2%) và thiết bị tự động hóa cụ thể/riêng biệt (68,1%) là chủ yếu, còn dây chuyền sản xuất hoàn toàn tự động còn ít.

PGS. TS. Lê Văn Truyền cho rằng, số nhà sản xuất đạt tiêu chuẩn WHO – GMP vẫn thấp. Đáng chú ý, không có nhà máy nào được WHO tiền thẩm định trong khi đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sản xuất, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, sản xuất gia công và cơ hội xuất khẩu sang nước ngoài. Về năng lực sản xuất, các doanh nghiệp dược vẫn còn hạn chế và phân tán trong khâu R&D (nghiên cứu và phát triển). Việt Nam vẫn chưa có trung tâm quốc gia về R&D đủ mạnh, hiện đại; đồng thời cũng thiếu các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu sinh học mạnh và trình độ quốc tế.

Dù các mục tiêu đặt ra khá tham vọng nhưng đến nay nước ta chưa có khu công nghiệp riêng cho ngành sản xuất dược phẩm với một hệ sinh thái hoàn chỉnh; chưa có có một tập đoàn lớn mạnh dẫn dắt; cũng chưa hình thành được tập đoàn dược có quy mô quốc gia. Đa phần doanh nghiệp dược Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, năng lực tài chính hạn chế.

Thêm vào đó, ông Đào Xuân Hưởng, Chủ tịch Công ty Cổ phần GMP Việt Nam chia sẻ “đa số các nhà đầu tư Việt Nam chỉ muốn nhận chứng nhận GMP tiêu chuẩn cao để sản phẩm của mình bán giá cao tại thị trường Việt Nam chứ không thực sự chia sẻ về mục tiêu của mình cho các tư vấn, trong khi các đơn vị tư vấn trong nước hoặc liên danh với nước ngoài chỉ tư vấn về công nghệ, kỹ thuật, GMP nhưng không tư vấn về thị trường, xác định mục tiêu đẫn đến việc hợp tác bị đứt quãng không đạt kết quả, nhiều doanh nghiệp thay đổi đơn vị tư vấn vài lần”.


“Vấn đề cốt lõi là mỗi công ty cần soát xét/điều chỉnh/thay đổi chiến lược phát triển trung hạn và dài hạn phù hợp với đường lối của Nhà nước, môi trường kinh doanh quốc tế, khu vực và trong nước để nâng cao năng lực cạnh tranh của công nghiệp dược Việt Nam”, PGS. TS. Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế nói.

Quan sát diễn biến của ngành công nghiệp dược thế giới, vị chuyên gia này đưa ra hàng loạt khuyến nghị cụ thể với doanh nghiệp dược Việt Nam. Ví dụ, các doanh nghiệp trên thế giới đã thay đổi chiến lược tiếp cận thị trường, từ “quảng bá” sản phẩm cho doanh nghiệp có tới hỗ trợ cơ quan nhà nước kiểm soát dịch bệnh và chủ động cung cấp dịch vụ y tế. Trong quá trình chuyển đổi số, ngành dược đã thu thập được nguồn dữ liệu lớn (bigdata), hỗ trợ hiệu quả cho việc ra quyết định. Đây là những điểm ngành dược và các doanh nghiệp dược trong nước có thể học hỏi.

Đối với cơ quan quản lý, PGS. TS. Lê Văn Truyền, cho rằng nhiệm vụ quan trọng ở đây là tạo một môi trường pháp lý thông thoáng, thuận lợi để các doanh nghiệp có thể đi cùng nhau, tận dụng những lợi thế của nhau để cùng phát triển. Cơ quan quản lý cũng cần có cơ chế để khuyến khích doanh nghiệp đã đầu tư GMP. Theo ông Truyền, ở một số quốc gia, nếu có doanh nghiệp nộp hồ sơ “first generic”, cơ quan quản lý sẽ không nhận hồ sơ “first generic” của nước ngoài. Việt Nam cũng cần có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp nộp hồ sơ “first generic” hay “super generic” để tăng động lực cho doanh nghiệp.



Thế mạnh của doanh nghiệp: con người tinh nhuệ; tài chính dồi dào (do vấn đề R&D chiếm nhiều kinh phí và cần sự đầu tư dài hạn); sức mạnh thương hiệu (quan tâm tới chất lượng sản phẩm, luôn truyền thông về sản phẩm của mình là tốt nhất thế giới. Tuy nhiên, vấn đề quyết định mang tính cạnh tranh lại là giá của sản phẩm.

Trước hết, công ty phải xây dựng một chiến lược bằng cách thiết lập và thực hiện một mục tiêu để đạt được vị trí dẫn đầu trên thị trường. Nhưng sự thống trị của thị trường là không đủ.

Thứ hai, công ty phải phát triển một chiến lược phòng thủ vững chắc để bảo vệ sự trở lại của công ty khỏi tác động của các đối thủ cạnh tranh. Nếu không có chiến lược tấn công và phòng thủ, không công ty nào có thể đạt được thành tích vượt trội và có thể duy trì lâu dài. Bằng sáng chế, thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp là một số ví dụ về tài sản chiến lược mang lại lợi thế cạnh tranh bền vững. Chúng hoàn thành nhiệm vụ phòng thủ bằng cách bảo vệ tài sản vô hình.

Tập trung cho R&D để có bằng sáng chế, bảo hộ nhãn hiệu và từ đó tạo uy tín thương hiệu; dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn; đối tác có sức mạnh chuyên môn, năng lực hùng hậu về tài chính. Có kế hoạch tăng trưởng theo nhiều mô hình: tham gia quan hệ đối tác với các nhà sản xuất lớn và xây dựng vị thế trong phát triển sản phẩm chung trước khi xuất hiện sự cạnh tranh từ các đối thủ; tập trung tăng trưởng cốt lõi – thâm nhập thị trường. Tăng trưởng hữu cơ là một cơ hội lâu dài, đây là một “hòn đá tảng” mang lại lợi tức đầu tư ngắn hạn ít tốn kém hơn, nhanh hơn và ít rủi ro hơn so với tăng trưởng bên ngoài.


Bình luận