BlueScope: Không khó để có vật liệu bền vững cho ngành F&B

BlueScope: Không khó để có vật liệu bền vững cho ngành F&B

Ông Đặng Thanh Hùng, Phó Tổng Giám đốc NS BlueScope Việt Nam

Với các giải pháp sẵn có, ông Đặng Thanh Hùng – Phó Tổng Giám đốc NS BlueScope Việt Nam khẳng định không khó để có vật liệu bền vững cho ngành F&B theo xu hướng phát triển bền vững chung của ngành. 

Theo khảo sát năm 2023 của NielsenIQ cho thấy, có 38% người tiêu dùng đánh giá cao các sáng kiến và hành động thiết thực của doanh nghiệp nhằm cải thiện môi trường là cực kỳ quan trọng. Người tiêu dùng ngày càng kỳ vọng hơn trong đóng góp của doanh nghiệp với việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Do đó, doanh nghiệp ngành F&B để nâng cao tính cạnh tranh của mình, cần phải có một chiến lược sản xuất bền vững, trong đó nền tảng là một nhà máy “bền vững”. Cùng chúng tôi trò chuyện với ông Đặng Thanh Hùng – Phó Tổng Giám đốc NS BlueScope Việt Nam để hiểu thêm về vật liệu bền vững cho ngành F&B.

Năm 2023 là một năm khó khăn với nền kinh tế và ngành F&B là một trong những ngành chịu tác động rõ ràng nhất khi người dân “thắt lưng buộc bụng” hơn. Là một doanh nghiệp đã đồng hành với ngành F&B trong nhiều thập niên, ông có quan sát thấy sự thay đổi này phản ánh như thế nào trong nhu cầu tư nhà máy của doanh nghiệp F&B? 

Ngành F&B là một ngành có sự cạnh tranh gay gắt và mạnh mẽ và chúng ta có thể thấy nhiều con “sóng ngầm” đang có ảnh hưởng rất lớn đến ngành F&B. Suy thoái kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của người tiêu dùng – những khách hàng trực tiếp của ngành F&B nên họ có xu hướng chuyển sang ưu tiên các sản phẩm thiết yếu cho cuộc sống hơn là các loại thực phẩm khác. Bên cạnh đó, sau đại dịch Covid-19, người tiêu dùng cũng ngày càng có ý thức hơn về an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khỏe. Đây cũng là một con sóng ngầm khác của ngành.

Hai con “sóng ngầm” này đã tạo ra một xu hướng mới trong việc đầu tư nhà máy F&B, đó là nhà máy “bền vững”. Nhà máy bền vững với thời gian, có đầy đủ những cơ sở vật chất để đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng trong khi vẫn tối ưu chi phí đầu tư trong dài hạn là những ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp F&B có tầm nhìn đầu tư “dài hơi” hiện nay.

Vậy với NS BlueScope thì sao? Công ty có những giải pháp nào để hỗ trợ doanh nghiệp F&B đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của người tiêu dùng? 

Có một nhận định luôn đúng trong mọi thời điểm, đó là người tiêu dùng sẽ ngày càng “khó tính” hơn, đặc biệt là với các sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe như thực phẩm và đồ uống. Nhưng câu chuyện về đầu tư nhà máy lại rất khác. Chúng ta rất khó để nâng cấp hoặc sửa đổi khi nhà máy đã đi vào vận hành vì bất kỳ một hoạt động nâng cấp nào cũng sẽ làm gián đoạn một phần hoặc toàn phần hoạt động sản xuất, gây thiệt hại về chi phí cho doanh nghiệp.

Đây cũng là cái khó của các chủ doanh nghiệp khi đầu tư nhà máy ngành F&B, và chúng tôi đã dành khá nhiều thời gian để trao đổi với các doanh nghiệp, nhằm hiểu sâu hơn về cái “khó” của họ. Trên cơ sở đó, cách đây 4 năm chúng tôi đã nghiên cứu để cho ra mắt một dòng sản phẩm có thể nói là “tiên phong” trên thị trường dành riêng cho tấm sandwich panel – Colorbond for Panel – dòng sản phẩm ứng dụng tôn mạ AM ma trận bốn lớp, có độ bền cao và khả năng chống ăn mòn, cũng như tích hợp thêm công nghệ chống vi khuẩn cho phòng sạch và phòng lạnh, hai khu vực đặc biệt quan trọng của các nhà máy F&B, giúp nhà máy đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Điều chúng tôi vui mừng hơn cả là sản phẩm này đều được các tên tuổi lớn trong ngành F&B như Vinamilk, Masan, Vissan, Heineken, Pepsi… sử dụng. Đây là minh chứng cho thấy giải pháp của chúng tôi đã giúp doanh nghiệp phần nào giải bài toán về nhà máy bền vững.

Nhiều thương hiệu lớn, có tên tuổi trong ngành F&B sử dụng tôn mạ AM ma trận bốn lớp để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng cho một nhà máy bền vững. Ảnh: Heineken Việt Nam

Như ông đã nói, ngành F&B là một ngành có tính cạnh tranh đặc biệt gay gắt. Những doanh nghiệp F&B bắt đầu thâm nhập thị trường thậm chí còn phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn hơn. Việc xây dựng nhà máy gần như là bắt buộc với mọi doanh nghiệp F&B. Vậy ông có lời khuyên gì cho các doanh nghiệp xây dựng nhà máy để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường? 

Trong ngành F&B hay trong bất kỳ ngành sản xuất nào, khi chúng ta nói đến câu chuyện về đầu tư nhà máy, chúng ta đang nói đến một khoản đầu tư dài hạn, có thể ví như câu ngạn ngữ “Đường dài mới biết ngựa hay”. Vậy nên việc lựa chọn vật liệu tốt cho nhà máy cũng giống như chúng ta chọn được giống ngựa tốt, để giúp chúng ta đi được “đường dài”.

Với những xu thế trong ngành F&B tôi đã nói ở trên, vật liệu cho nhà máy ngành F&B cần chú trọng đến vật liệu bền vững. Trong giai đoạn lựa chọn vật liệu này, chúng ta nên nhìn vào giá trị mà vật liệu đó có thể mang lại cho nhà máy trong dài hạn, thay vì chỉ nhìn vào tổng chi phí đầu tư ban đầu. Bởi lẽ, việc sửa chửa công trình dân dụng khi đã sử dụng đã khó, nhưng sửa chữa nhà máy khi đang vận hành còn khó khăn hơn nữa. Tham khảo những gì các thương hiệu lớn trong ngành họ đang sử dụng cũng là một “lối tắt” khá hay để chúng ta học hỏi từ những người đi trước.

Xin cảm ơn ông!