ĐẦU TƯ VÀO YẾU TỐ BỀN VỮNG

ĐẦU TƯ VÀO YẾU TỐ BỀN VỮNG

Ngày càng nhiều doanh nghiệp thay đổi quan niệm về yếu tố bền vững trong sản xuất. Với họ, đây là một khoản đầu tư, một cơ hội tạo ra giá trị khác biệt và gặt hái thành công chứ không phải là chi phí.

Hoạt động ở những lĩnh vực khác nhau, cả Tesla, Holcim hay ABB Ltd. đều có một điểm chung. Họ đặt yếu tố bền vững – giảm phát thải, cân bằng năng lượng, phát triển sản phẩm xanh và bảo vệ tài nguyên nước, vào trung tâm mọi hoạt động của mình; đầu tư vào hoạt động R&D và đã tạo ra những giá trị khác biệt.

Thời điểm thành lập năm 2003 cũng là lúc Tesla bắt đầu cuộc chạy đua cứu trái đất bằng… xe ôtô điện. “Thế giới không thể giảm phát thải khí nhà kính nếu không giảm phát thải trong lĩnh vực giao thông và năng lượng” – từ quan điểm này, Tesla dồn lực nghiên cứu, sản xuất ôtô điện và dần dần bước vào một loạt lĩnh vực để xây dựng các giải pháp bền vững. Vào tháng 10 năm ngoái, Tesla chính thức đạt mức vốn hóa thị trường 1 nghìn tỷ USD và đứng vào đội ngũ các công ty có vốn hóa thị trường nghìn tỷ USD như Apple, Amazon và Microsoft. Trái ngọt này kết tinh từ việc Tesla xác định tính bền vững là yếu tố cốt lõi trong mọi việc họ làm và đầu tư không tiếc tay cho R&D.

Các nhà sản xuất ô tô chi hàng triệu đô la cho quảng cáo, tiếp thị và quan hệ công chúng. Tesla thì không. Thay vào đó, Tesla chi cho R&D nhiều hơn bất kỳ nhà sản xuất ôtô nào khác.

Nguồn: Theo dữ liệu do StockApps.com tổng hợp

Một điều thú vị nữa là, trước đây, dù Tesla thắng thế trên thị trường xe điện cao cấp nhưng các hãng xe siêu sang truyền thống vẫn phớt lờ mối thách thức này. Song dần dà, họ không thể tiếp tục ngồi im nữa. Jaguar, Audi, Porsche, Mercedes, BMW, Bentley, Rolls-Royce… đều lên kế hoạch sản xuất xe điện cao cấp để đáp ứng các quy định quản lý khí thải ngày càng nghiêm ngặt cũng như chiều lòng người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến bảo vệ môi trường.

Danh mục đầu tư R&D của doanh nghiệp công nghiệp ngày nay phải tạo ra những đột phá sáng tạo tập trung vào năng lượng sạch, điện khí hóa, vật liệu, hóa học, tuần hoàn và kinh tế với mục tiêu tạo ra một chu trình khử carbon hiệu quả. Bài học này không chỉ là của Tesla mà còn của Tập đoàn xi măng và vật liệu xây dựng khổng lồ Holcim (Thụy Sĩ).

Từ tháng 3.2021, vị trí Giám đốc phát triển của Holcim kiêm thêm các hoạt động đổi mới và chiến lược R&D toàn cầu của công ty. Theo một giám đốc điều hành của Holcim, động thái này gửi đi thông tới tất cả các bên liên quan – nhân viên, khách hàng, cơ quan quản lý và nhà đầu tư – rằng bất kỳ khoản đầu tư nào vào đổi mới đều phải là khoản đầu tư dựa trên mục tiêu bền vững. Holcim đặt cược rằng họ có thể đưa ra các quyết định R&D thông minh hơn để thúc đẩy các mục tiêu bền vững năm 2030 như giảm phát thải, bảo vệ tài nguyên nước và tái chế 100 triệu tấn chất thải.

Bất cứ khi nào bắt đầu đầu tư cho R&D, câu hỏi đặt ra là: điều này có giúp đạt được các mục tiêu bền vững hay không? Hiện tại, hơn 80% dự án nghiên cứu và phát triển của Holcim dành cho các giải pháp xanh, như sử dụng ít bê tông hơn 60%, đảo ngược quá trình nung trong sản xuất xi măng và bọt cách nhiệt giúp cải thiện hiệu quả năng lượng cho các tòa nhà. Thành tựu của Holcim thậm chí còn đáng chú ý hơn trong một ngành mà lượng khí thải được coi là khó giảm như xi măng và vật liệu xây dựng.

Cũng vậy, tập đoàn công nghiệp khổng lồ ABB Ltd. bắt đầu cuộc chuyển đổi lớn vào năm 2020, sau khi đã kết thúc chiến lược phát triển bền vững của giai đoạn trước đó. Mục tiêu đến năm 2030 của ABB đầy tham vọng, đó là đạt được mức độ trung hòa carbon trong các hoạt động và giúp khách hàng giảm ít nhất 100 megaton khí thải CO2 mỗi năm.

Trước khi đặt ra kế hoạch này, ABB thực hiện một quy trình bao gồm 400 giờ phỏng vấn với 300 bên liên quan – gồm khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư, đại diện công chúng và các tổ chức phi chính phủ – trong bốn lĩnh vực kinh doanh của mình – gồm điện khí hóa, tự động hóa quy trình, robot và tự động hóa và chuyển động rời rạc. Đồng thời, phân tích khoảng 40.000 nhận xét từ cuộc khảo sát về mức độ gắn bó của nhân viên công ty. Mục đích là để xác định ABB có thể tạo ra tác động tích cực lớn nhất và củng cố tính bền vững như một yếu tố cạnh tranh khác biệt ở khía cạnh nào. Do mô hình kinh doanh phi tập trung của ABB, quy trình này là cần thiết để đảm bảo cả bốn lĩnh vực kinh doanh và các bộ phận tương ứng không chỉ có thể tham gia mà còn thực hiện chiến lược bền vững năm 2030.

Điều quan trọng là ABB đã quyết định đưa yếu tố bền vững vào các hoạt động và trên toàn bộ chuỗi giá trị của mình. Công ty cũng coi các sáng kiến liên quan đến yếu tố bền vững như một khoản đầu tư. Cùng với hiệu quả tài chính và tiến độ chiến lược, các mục tiêu bền vững đã trở thành một giá trị xuyên suốt các hoạt động của ABB. Ở cấp độ hội đồng quản trị, yếu tố bền vững đã được thêm vào trách nhiệm của mỗi thành viên. Đồng thời, việc trả lương cũng gắn với việc đạt được các mục tiêu bền vững.

Ví dụ, các khoản đầu tư nhằm trung hòa carbon thông qua các tấm pin mặt trời trên mái nhà tại mọi nhà máy, văn phòng của ABB và các công nghệ tiết kiệm năng lượng khác cũng chính giải pháp có thể cung cấp cho khách hàng và điều này cho thấy lợi tức đầu tư (ROI) rõ ràng.

Tính bền vững không còn là chuyện xa vời ở tầm quốc tế mà đã trở thành mối quan tâm thực sự của không ít doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Thực tế đã xuất hiện những doanh nghiệp hàng đầu bắt kịp được xu hướng phát triển bền vững của thế giới và NS BlueScope Việt Nam là một trong số đó.

Cho đến nay, BlueScope là nhà sản xuất thép mạ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được Hội đồng công trình xanh Singapore (SGBC) cấp giấy chứng nhận “Nhãn xanh” cho các dòng sản phẩm tôn cao cấp ứng dụng trong phân khúc công nghiệp và dân dụng như: COLORBOND®, SUMO™ Antifading, COLORBOND® For Panel, SUMO™ For Panel và BlueScope ZACS®, ZINCALUME®.

Như Tesla, Holcim, ABB hay NS BlueScope Việt Nam đã nhắc nhở chúng ta, con đường để đạt được mục tiêu phát triển bền vững không phải là sa lầy vào một bài tập đánh đổi chi phí phức tạp mà là đặt yếu tố bền vững vào trung tâm của những gì bạn làm với tư cách là một công ty.


Bình luận


Bài viết liên quan