Cách kinh doanh kỳ lạ của
Grab
Vài ba năm trước, Uber, Grab – những ứng dụng gọi xe công nghệ hàng đầu thế giới – bước vào Việt Nam trước sự bỡ ngỡ, thích thú của giới trẻ. Sự khó chịu với những anh tài taxi truyền thống “chảnh” không thèm đón khách ngày mưa, ngày đường tắc rồi thì chạy xe một quãng tính tiền bằng một vòng thành phố…bỗng chốc được giải quyết nhanh gọn bằng một cú click.
Phát triển nhanh chóng, Uber, Grab nhanh chóng bị “cô lập” trong sự ganh ghét của đối thủ. Tất nhiên, làm gì có ai muốn nhìn đối thủ của mình vượt lên phía trước. Hàng loạt quy định “gắn mào”, “không mào”, đường cấm taxi không thể cấm các phương tiện khác… liên tục được các bên đưa ra. Chỉ trong vòng 1 năm, không biết bao nhiêu cuộc hội thảo, cuộc lấy ý kiến về vấn đề dành cho “xe công nghệ”.
Tạm bỏ qua những tranh cãi xưa cũ trong câu chuyện taxi công nghệ – taxi truyền thống, câu chuyện dưới đây chúng tôi muốn “khen” Grab khi đã chọn phương án mời đối thủ làm đối tác để rồi, bức tranh giao thông công cộng đang mở ra cơ hội phát triển mới cho người dân Việt.
Từ triết lý
Cùng nhau tiến về phía trước
Câu chuyện Grab bắt đầu từ năm 2012, khi một nhóm bạn đang cùng nhau uống trà. Như một thói quen của bất cứ người dân Đông Nam Á nào, họ bắt đầu nói về những khó khăn để bắt được taxi.
Rồi sau đó, họ đã làm một điều mà không phải ai cũng dám làm
Họ quyết định cùng nhau khắc phục những bất tiện trong giao thông công cộng. Và đó là lý do Grab ra đời (tiền thân là MyTeksi). Không lâu sau đó, mục đích tưởng chừng như đơn giản đó đã trở thành một thứ gì đó mang tầm vóc lớn lao hơn – Biến Đông Nam Á trở thành một nơi tốt đẹp hơn nhờ giao thông thuận tiện.
Và quả thực, chỉ mới vài năm tuổi nhưng công ty công nghệ Grab đã tiến xa đến nhiều nước trong khu vực. Sự lớn mạnh nhanh chóng của Grab phần lớn là nhờ lợi thế công nghệ của họ đã thực sự giúp người dân nhiều nước giải quyết được vấn đề đi lại của mình.
Sự lớn mạnh nhanh chóng của Grab đã biến Grab trở thành đối thủ đáng gờm mà các doanh nghiệp kinh doanh taxi khác không muốn đội trời chung. Dù hiểu rất rõ, với người tiêu dùng thì taxi công nghệ đã làm tốt hơn mình nhưng vì miếng bánh thị phần, doanh nghiệp taxi truyền thống tất nhiên không dễ dàng chịu thua.
Vụ Vinasun kiện Grab là giọt nước tràn ly cho cuộc chiến đầy phi lý về mặt kinh tế học nhưng cũng là điều cần xảy ra để rồi tìm được những tiếng nói chung hơn.
Là người đến sau nhưng giải quyết được bài toán của thời đại mới nhưng có lẽ hơn ai hết Grab hiểu rằng sức mạnh của mình có thể khiến một số đối thủ bị rơi vào thế khó. Trong khi, Grab nắm trong tay công nghệ và nếu san sẻ kinh nghiệm đó ra thì cộng đồng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Trả lời truyền thông sau phiên toà cuối cùng với Vinasun ngày cuối tháng 11/2018, ông Jerry Lim-Tổng giám đốc Grab tại Việt Nam đã thiện chí phát biểu: “Các doanh nghiệp taxi và các công ty công nghệ có thể cùng tồn tại song song, cùng học hỏi lẫn nhau để phát triển và góp phần giải quyết những thách thức to lớn của ngành giao thông vận tải”.
Nghĩ là làm. Việc “bắt tay với đối thủ” ngay lập tức được Grab tiến hành ngay giữa tâm bão cạnh tranh gay gắt giữa các bên. Thậm chí, làm ngay khi vụ kiện với doanh nghiệp taxi truyền thống hàng đầu Việt Nam vẫn đang kéo dài.
GrabTaxi ra đời, là một trong những dịch vụ được tích hợp trong ứng dụng Grab đã được đăng ký với Bộ Công Thương là ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử có phạm vi hoạt động trên toàn quốc và được hoạt động hoàn toàn hợp pháp theo quy định của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử. Dịch vụ GrabTaxi không can thiệp vào giá cước cũng như cách vận hành, quản lý xe và tài xế của các đơn vị taxi. Giá cước GrabTaxi hiển thị trên ứng dụng Grab chỉ để hành khách tham khảo, được ước tính dựa trên giá cước theo kilomet của các đơn vị taxi và quãng đường dự kiến. Khách hàng sẽ trả đúng số tiền hiển thị trên đồng hồ tính cước của xe taxi sau khi kết thúc chuyến đi.
Nói tóm lại, việc Grab đang làm là “bắt tay cùng đối thủ”, cho đối thủ được sử dụng chung hạ tầng công nghệ triệu đô mà mình gây dựng để cùng phát triển. Nhiều hãng taxi truyền thống ngay lập tức đã nắm lấy bàn tay Grab chủ động chìa ra. Tính đến nay, rất nhiều hãng taxi đã cùng hợp tác với Grab như Taxi Blue, Kontum; Taxi Hùng Nhân, Gia Lai; Taxi Quyết Tiến, Buôn Mê Thuột; Taxi 19/5, Bình Định; Taxi Gia Minh, Nam Định…
Chia sẻ những hình thức “bắt tay với đối thủ” đang được Grab tiến hành, ông Jerry Lim háo hức chia sẻ rằng công ty mong muốn áp dụng được những sáng tạo công nghệ mà Grab đã gây dựng rộng rãi hơn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của taxi và xe hợp đồng khi được kết hợp lại cùng hoạt động trên một nền tảng, từ đó có thể kết nối hành khách với xe taxi hoặc xe hợp đồng gần nhất, giúp việc gọi xe được thực hiện một cách nhanh chóng nhất.
Trong khi đó, những hãng taxi đã bắt tay cùng Grab không giấu giếm niềm vui khi doanh thu tăng 30%-40% nhờ Grab. Chia sẻ với truyền thông, các hãng taxi truyền thống bắt tay với Grab đã nói rằng: “Công nghệ là nhu cầu, xu thế của người tiêu dùng, nếu taxi truyền thống không thay đổi, đuổi kịp cái mới thì sẽ trở nên lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu hành khách”.
Bình luận