Việt Nam đang chứng kiến một làn sóng dịch chuyển nhà máy mạnh mẽ kể từ sau sự kiện “thiên nga đen” Covid-19, trong đó ngành E&E là một trong những ngành đón nhận nhiều dự án lớn trong con sóng này.
Đại dịch Covid-19 với chuỗi cung ứng bị đứt gãy đã tạo ra một làn sóng mới về sự dịch chuyển các nhà máy sang Việt Nam, trong đó ngành E&E (điện và điện tử) được đánh giá là một trong những ngành có sự dịch chuyển mạnh mẽ nhất.
Làn sóng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực E&E được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam
✓ Mở rộng nhu cầu về sản xuất chính xác cao, thiết bị điện tử,…
✓ Năng suất của doanh nghiệp sẽ được nâng cao hơn khi bổ sung công nghệ, giải pháp mới trên toàn cầu.
✓ Đặc biệt, với sự hỗ trợ từ khu vực công và tư nhân, nhà sản xuất Việt Nam có thể đạt được năng suất cao và cải tiến trong sản xuất nhiều hơn với nguồn lực ít hơn, bắt kịp xu hướng chung của khu vực.
Không phải ngẫu nhiên các doanh nghiệp lại lựa chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tư sau sự đứt gãy chuỗi cung ứng từ đại dịch Covid-19. Dưới đây là những điểm hút đầu tư vào Việt Nam thời gian qua:
Nguồn nhân lực dồi dào, đáp ứng được nguồn cung về lao động có trình độ cao
Giá nhân công cạnh tranh
Nhiều chính sách ưu đãi về thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài
Với các doanh nghiệp Trung Quốc, Việt Nam còn có
Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã sẵn sàng để khai thác làn sóng chuyển dịch đầu tư từ ngành E&E.
Ví như, để đón đầu nhu cầu xây dựng nhà máy điện tử trong ngành E&E, cách đây 4 năm NS BlueScope Việt Nam đã nghiên cứu và ra mắt dòng sản phẩm tiên phong trên thị trường dành riêng cho tấm sandwich panel – COLORBOND® for Panel – dòng sản phẩm ứng dụng tôn mạ AM ma trận bốn lớp có
Sản phẩm thường được các nhà máy sử dụng để làm vách ngăn, vách bao che, đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của ngành.
Nhà máy Goertek Vina sử dụng tôn mạ AM ma trận bốn lớp
Có thể nói, làn sóng chuyển dịch nhà máy E&E từ các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc đang mở ra một cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước. Bắt kịp thời cơ sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp “mở” cánh cửa tiềm năng này.
Ngành E&E hứa hẹn đem lại cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước, trong đó không thể không kể đến ngành xây dựng với rất nhiều nhà máy mới sẽ mọc lên.
Có thể bạn chưa biết
NS BlueScope là “cha đẻ” và là công ty xác lập các chuẩn công nghệ mạ được sử dụng tại thị trường Việt Nam.
Năm 1993, khi thị trường Việt Nam còn sơ khai với công nghệ mạ kẽm, BlueScope là công ty đưa vào sản phẩm tôn mạ nhôm kẽm (AZ).
Từ năm 2019, NS BlueScope ra mắt công nghệ mạ AM – Activate™ ma trận 4 lớp – công nghệ mạ vượt trội hơn hẳn so với mạ AZ (chỉ 2 lớp).
Công nghệ mạ AM của NS BlueScope là kết quả của
+20 năm nghiên cứu và phát triển
+30 bằng sáng chế bảo hộ toàn cầu
Thiếu đi 1 hoặc nhiều yếu tố liên quan đến các hạng mục của hơn 30 bằng sáng chế trong quá trình sản xuất, lớp mạ bảo vệ AM không những không tạo được ma trận 4 lớp bảo đảm khả năng chống ăn mòn vượt trội mà còn tạo ra lớp mạ dễ tổn thương hơn, bị ăn mòn sớm ngay từ khâu sản xuất và chống ăn mòn yếu hơn.
Tôn mạ AM ma trận 4 lớp cũng được ứng dụng để làm vật liệu cho tấm sandwich panel, là vật liệu phù hợp nhất cho phòng sạch, vách ngăn và vách bao che của nhà máy ngành E&E nhờ khả năng chống ăn mòn vượt trội và chống sự sinh sôi của vi khuẩn.
Bình luận