NHÀ MÁY 4.0 NHÌN TỪ NỤ CƯỜI DÀNH CHO CHÚ ROBOT

NHÀ MÁY 4.0 NHÌN TỪ NỤ CƯỜI DÀNH CHO CHÚ ROBOT

Ghé thăm trụ sở một tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc, mọi tiếng động có vẻ chỉ mới bắt đầu kể từ khi tiếng nói: “Ô ô, nhìn kìa, nó đang cười với mình đấy” phát ra từ một người trong đoàn. “Nó” chính là một chú Robot pha cà phê cho khách.

Đoàn khách tham quan đến từ quốc gia mà cách mạng 4.0 mới nhen nhúm, việc chứng kiến tận mắt những chú robot làm việc là chưa thực sự nhiều, nhất là ở những nơi như văn phòng, tòa nhà với số đông người có thể sử dụng. Đoàn khách không che dấu sự ngạc nhiên, thích thú, họ thoải mái checkin với chú Robot, cười tươi vẫy tay chào chú mỗi khi chú pha xong cốc cà phê, quay ra “cười” với khách và khách chỉ cần bấm mã code sản phẩm mình đã order là lấy được sản phẩm không sai dù chỉ một tí xíu.

“Vi diệu” hơn cả là nhân viên văn phòng của tập đoàn nọ chỉ cần dùng điện thoại / app để đặt lệnh pha cà phê ngay khi còn đang … chờ thang máy đi xuống. Nhận “lệnh”, chú Robot nhanh chóng thực thi mệnh lệnh và khi nhân viên xuống đến nơi chỉ cần nhập đúng mã code là chú Robot đã chuyển đúng cốc cà phê ra khay phục vụ.

Robot không mệt, không sai sót và được lập trình cho nụ cười luôn tươi dù một ngày có phải làm cả nghìn cốc cà phê hay nhiều hơn thế.

Bạn tôi, một nhân viên văn phòng bình thường và mê ô tô. Mê đến mức từ ngày có “vợ hai”, bạn chưa từng đưa xe ra hàng rửa mà tự tay xử lý từng vết bẩn. Bạn tôi nói, khi không còn phải quá lo cơm áo gạo tiền nữa, bạn sẽ “về vườn” làm hệ thống rửa xe ô tô tự động. Tôi hỏi vì sao, bạn tôi nói rằng ở ngoài kia, những người rửa xe không phải ai cũng yêu xe như chủ, những vết trầy vết xước trên xe của nhiều người đơn giản vì thợ rửa xe đã dùng khăn lau quá tay hoặc khăn còn đôi ba hạt cát. Tôi hỏi bạn có quá khắt khe không, bạn tôi nói rằng không, nếu là thời chưa có thì không có gì để ước còn bây giờ, nhiều nước đã dùng hệ thống rửa xe tự động rồi và nếu dùng hệ thống tự động, những “lỗi” sẽ không xảy ra nữa. Các bài toán từ thiết kế hệ thống rửa xe thế nào cho nhanh, sạch, làm sao để lực nước đủ mạnh làm sạch hoàn toàn chiếc xe chỉ trong vài phút như phim điện ảnh Mỹ.

Nhắc đến Cách mạng công nghệ 4.0, thứ được nhắc nhiều nhất là những đột phá trong công nghệ, giúp việc tự động hóa trong dây chuyền sản xuất, kinh doanh được đẩy mạnh lên. Hệ thống công việc sẽ được xử lý tự động hóa thông qua kết nối vạn vật (IoT), thông qua điện toán đám mây, và hàng loạt các “nhà máy thông minh” sẽ dần hình thành – đây là nơi các máy móc thiết bị được cả thiện theo quy trình tự động hóa tối ưu nhất.

Những con robot siêu nhỏ sẽ đọc mã vạch và phân loại hàng hoá tự động

Giữa năm 2018 này, khi cách mạng công nghệ 4.0 vẫn đang được đẩy mạnh bởi các cuộc bàn thảo tại các hội thảo, hội nghị thì Lazada – một thương hiệu thương mại trực tuyến hàng đầu khu vực Đông Nam Á hiện đang kinh doanh tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam đã “đi tắt” đón đầu 4.0, xây dựng hệ thống phân loại hàng hoá tự động tại Hà Nội. Đây là nhà máy tự động thứ hai của Lazada sau bước mở màn thành công tại TP.HCM vào tháng 11/2017.

Là một trong những doanh nghiệp đón đầu xu hướng về nền tảng số hóa, Lazada đã tích hợp toàn diện cả hệ thống từ các phòng ban chức năng đến các nhà máy, từ khâu bán hàng, nhận hàng, đóng gói đến việc vận chuyển đến khách hàng theo một quy trình tự động tối ưu nhất.

Hãy tượng tượng, bạn vào website của Lazada, chọn mua 1 sản phẩm nào đó, chốt lệnh, thanh toán và chỉ việc ngồi chờ hàng về. Hàng ngày, hàng chục, trăm nghìn đơn hàng được đặt. Hàng triệu đơn hàng đó được lấy từ hàng trăm ngàn cửa hàng khác nhau cả trong và ngoài nước. Việc của Lazada sau đó mới là mớ công việc khổng lồ: phân loại đơn hàng, nhận hàng về từ các cửa hàng, phân loại và đóng gói theo đúng quy trình và gửi đến tận tay khách hàng, nhận tiền (nếu khách trả tiền khi nhận) …

Hình ảnh Trung tâm chia chọn hàng hóa tự động của Lazada

Chỉ riêng công đoạn phân loại hàng triệu loại mặt hàng, đóng gói theo đúng quy trình đã khiến công ty phải “nuôi” số lượng khổng lồ các nhân công lao động nếu đó là các nhân viên chạy bằng “cơm”. Tuy nhiên sử dụng những chú robot trên những dây chuyền tự động hóa thì lại hoàn toàn khác.

Áp dụng hệ thống phân loại hàng hoá tự động, guồng máy phân loại hàng khổng lồ của Lazada có thể phân loại 10.000 sản phẩm / giờ tức nếu hết công suất, mỗi ngày phân loại được 240.000 sản phẩm bởi máy móc thì … không cần nghỉ. Hệ thống của Lazada làm việc 24/7. Nhờ dây chuyền automatic tích hợp tính năng đọc mã vạch thông minh, hệ thống “vần vũ” với vài chục nghìn đơn hàng mỗi ngày trở nên dễ dàng hơn khi mã vạch nhận diện được đơn hàng, robot sẽ phân loại tự động theo kích thước rồi theo địa chỉ, chia về từng hub giao hàng khác nhau cũng như phân loại cho từng đơn vị cung cấp dịch vụ logistics vận chuyển hàng.

Kết quả của một nhà máy automatic là rất nhiều thành quả được nhận về. Thứ nhãn tiền dễ thấy đó là: Thay vì nhà xưởng với hàng nghìn nhân viên đủ các loại thì cả trung tâm giao, nhận, chuyển phát hàng hoá của Lazada chỉ thấy vài trăm người cho các nhiệm vụ “ngó nghiêng” xem có gì cần xử lý đặc biệt không và các thủ tục khác với bên giao nhận thứ ba.

Kỷ nguyên 4.0 – kỷ nguyên của những con Robot, những nhà máy tự động hóa đang đến rất gần. Đi cùng Kỷ nguyên 4.0 là những nỗi lo con người bị Robot cướp việc nhưng phải thừa nhận rằng, niềm vui của những người cười với con Robot đáng để Việt Nam quên đi nỗi lo và đón chào kỷ nguyên mới. Còn con người, hãy học cách nâng cao bản thân để làm chủ những cỗ máy hiệu quả này tốt hơn.

Công việc của nhân viên ở khâu cuối cùng chỉ còn ngắm những kiện hàng đã được đóng gói theo đúng “khuôn”, ngó nghiêng chút xíu xem còn gì phải bận tâm không


Bình luận


Đăng bình luận

Bài viết liên quan