NÔNG DÂN VIỆT NAM VÀ NHỮNG “TỔN THƯƠNG” THỜI CPTPP

NÔNG DÂN VIỆT NAM VÀ NHỮNG “TỔN THƯƠNG” THỜI CPTPP

Bên cạnh việc tập trung đẩy mạnh những ngành có lợi thế, Việt Nam cần có quan tâm đúng mực hơn đối với những ngành dễ tổn thương trước CPTPP, đặc biệt nông nghiệp – ngành nghề là một trong số ngành mũi tàu phát triển của Việt nam theo chủ trương chung.

Sau nhiều đàm phán, Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức được ký vào ngày 8/3/2018, là nguyên tắc thương mại giữa các nước Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho các nước thành viên nói chung, và Việt Nam nói riêng khi nhiều rào cản thuế quan sẽ được điều chỉnh dự thúc đẩy phát triển kinh tế hội nhập.

Tuy nhiên, trong cái vui vẫn còn đó nhiều nỗi lo, đến từ sức ép giảm mức thuế, dịch chuyển và xói mòn cơ sở thuế, sức ép từ các hàng rào kĩ thuật, sức ép cạnh tranh và thu hẹp thị phần ngay trên sân nhà… đặc biệt trong số đó chính là tính cạnh tranh của những ngành dễ bị tổn thương như nông nghiệp đứng trước nguy cơ bị “lu mờ” bởi sản phẩm nước bạn. Khi mà nông nghiệp nước ta vẫn còn manh nhún, kỹ thuật canh tác đơn thuần dựa vào kinh nghiệm của tổ tiên trong điều kiện thời tiết không mấy thuận lợi… bỏ xa so với sự tiến bộ về công nghệ, quy trình của những quốc gia khác như Thái Lan, Nhật Bản…

Hạ hồi phân giải vấn đề, trước hết chúng ta điểm lại những nội dung CPTPP cũng như Việt Nam sau khi gia nhập Hiệp định thương mại này.

Việt Nam hưởng lợi từ CPTPP ít hơn so với TPP

Được biết, ngày 12/11/2018, Quốc hội Việt Nam đã thông qua nghị quyết phê chuẩn CPTPP. Trong đó, dù không có sự tham gia của Mỹ, CPTPP vẫn là một hiệp định thương mại tự do lớn nhất với thị trường khoảng 500 triệu dân, tổng GDP khoảng 10.100 tỷ USD, bằng 13,5% GDP thế giới.

Sau khi Mỹ rút chân, CPTPP mới có 2 điểm điều chỉnh so với TPP, bao gồm:


Điều khoản hiệu lực để CPTPP có thể bắt đầu chỉ cần ít nhất 6 quốc gia thành viên ký phê chuẩn thì Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày ký. CPTPP còn bổ sung các quy định về quy trình rút lui, gia nhập, rà soát lại, tạo tính linh hoạt của Hiệp định và sẵn sàng cho những đợt kết nạp thành viên mới.


Tạm hoãn thực thi 22 điều khoản về thuận lợi hóa thương mại, đầu tư, dịch vụ, mua sắm công, quyền sở hữu trí tuệ, môi trường và sự minh bạch. CPTPP hoãn việc yêu cầu các nước thành viên thay đổi luật và thông lệ của mình để bảo vệ các dược phẩm mới, bao gồm cả chế phẩm sinh học; tạm đình chỉ quy định về gia hạn thời hạn bản quyền…

Theo giới quan sát, những ngành công nghiệp nhẹ và thâm dụng lao động sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ CPTPP như dệt may, da giày… Bởi, mức thuế xuất khẩu hàng dệt may tới các thị trường chưa có FTA chung hiện nay trung bình là trên 10%, (riêng Mỹ là 17-18%), khi CPTPP có hiệu lực và sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ được hưởng thuế suất 0%, từ đó thúc đẩy xuất khẩu dệt may tăng trưởng 8,3-10,8%.

Ngân hàng Thế giới nhận định, đến 2030, xuất khẩu sang các nước CPTPP sẽ tăng từ 54 lên 80 tỷ USD, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu. Riêng Việt Nam, lợi ích đạt được khi tham gia CPTPP thấp hơn so với TPP, một phần do nước ta đã có FTA song phương và đa phương với 7/10 thành viên trong CPTPP. Tuy nhiên, trong CPTPP thị trường xuất khẩu sẽ đa dạng và đồng đều hơn, bớt phụ thuộc vào Mỹ.

Nỗi lo ngành nông nghiệp

Ngược lại, CPTPP dự sẽ tác động tiêu cực sẽ tập trung vào các lĩnh vực nông sản, chăn nuôi chế biến thực phẩm như thịt gà và thịt heo do sức cạnh tranh kém. Ước tính, việc cắt giảm thuế quan nhập khẩu từ CPTPP được dự báo có thể tác động khiến sản lượng của ngành chăn nuôi giảm 0,3%; tốc độ tăng trưởng của ngành chế biến thực phẩm giảm từ 0,37% đến 0,52%.

Theo Ngân hàng Thế giới, 23 ngành xuất khẩu của Việt Nam sẽ có mức giảm ròng lớn nhất bao gồm nông nghiệp (-1,6 tỷ USD), một phần nguyên nhân do CPTPP làm chuyển hướng của dòng vốn FDI vào những ngành công nghiệp hưởng lợi như dệt may, da giày… phần còn lại là rủi ro người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng nông sản các nước thành viên khi với mức giá rẻ hơn sau CPTPP.

Song, lý do lớn nhất có lẽ xuất phát từ sức cạnh tranh còn yếu kém của nền nông sản nước nhà. Lấy ví dụ, nông dân những nước phát triển được đào tạo về chuyên môn, có bằng cấp và áp dụng vào sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật do ngành nông nghiệp khuyến cáo; còn nông dân Việt Nam thì làm theo kinh nghiệm lão nông chứ ít theo đúng khuyến cáo, ngoại trừ nông dân có ký hợp dồng sản suất theo “liên kết bốn nhà”.

Đó là con người, một hạn chế khác so với nền nông nghiệp nước bạn chính là kỹ thuật, công nghệ canh tác, nuôi trồng giống, lưu trữ thành phẩm… Chính yếu tố này tác động trực tiếp đến chất lượng, số lượng cũng như chi phí sản xuất nông nghiệp, từ đó hình thành giá bán, hệ quả cuối cùng sản phẩm nông sản Việt Nam kém cạnh tranh, điển hình những câu chuyện gần đây trong ngành đường, trái cây, thậm chí là gạo – sản phẩm nước ta có thâm niên tương đối lớn trên thường trường quốc tế.

Mặt khác, tình trạng đất ruộng manh mún cũng là một lực cản rất lớn cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nông dân Việt Nam, giới chuyên gia cho hay; trong khi các nơi sản xuất với giá thành thấp nhất đều là vùng đất liền thửa nhau hàng trăm đến hàng ngàn ha.

Và cuối cùng là khâu tiếp thị nông nghiệp, công tác vừa khắc phục tình trạng thấp kém trong năng lực cạnh tranh, vừa giúp phát huy những thế mạnh tiềm năng tuy nhiên chưa được quan tâm đúng mực. Thực trạng hiện nay, trong chính sách tái cơ cấu nông nghiệp, từ người nông dân đến lãnh đạo địa phương không thể quyết định phải sản xuất hàng hóa gì, theo phương pháp nào. Tất cả đều phải theo tín hiệu của thị trường, và việc nắm bắt được xu thế, thị hiếu thị trường là mấu chốt vấn đề, đây cũng là bài toán mà Việt Nam tiếp tục tìm hướng giải quyết, không chỉ dừng lại ở ngành nông, mà còn liên quan đến các ngành liên quan như thông tin truyền thông, công nghệ…

Nhìn chung, bên cạnh việc tập trung đẩy mạnh những ngành có lợi thế, Việt Nam cần có quan tâm đúng mực hơn đối với những ngành dễ tổn thương trước CPTPP, đặc biệt nông nghiệp – ngành nghề là một trong số ngành mũi tàu phát triển của Việt nam theo chủ trương chung.

Và, mặc dù còn nhiều bất cập, song nông nghiệp Việt Nam cũng có những điểm sáng tính đến thời điểm hiện tại, số liệu từ Tổng cục Thống kê năm 2018 cho thấy ngành nông nghiệp tiếp tục khẳng định xu hướng phục hồi rõ nét khi đạt mức tăng 2,89%, là mức tăng cao nhất của giai đoạn 2012-2018.

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá cao ngành nông nghiệp đã đạt nhiều kết quả vượt bậc. Không chỉ tái cơ cấu đúng hướng, ngành đã có nhiều loại sản phẩm có sản lượng lớn, góp phần giúp xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp vượt mức kế hoạch và đứng thứ 2 Đông Nam Á.

Đồng thời, nhấn mạnh việc phát triển lĩnh vực nông nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội đất nước, Thủ tướng nhắc lại mục tiêu 10 năm tới đối với ngành nông nghiệp, đó là đưa Việt Nam lọt vào nhóm 15 quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nhất, riêng lĩnh vực chế biến nông sản, phải vào tốp 10 của thế giới.


Bình luận


Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan