Những ngày gần đây, chỉ cần nhắc đến lợn là nỗi sợ của người tiêu dùng lại ập đến liên quan đến đại dịch tả lợn Châu Phi đã lan khắp nhiều tỉnh trên cả nước.
Cho đến thời điểm hiện tại, dịch không có vắc xin chữa. Vì thế, nhiều gia đình dốc hết tiền của đầu tư vào đàn lợn cũng phải mạnh tay tiêu huỷ tất cả bởi dịch tả lợn Châu Phi được thống kê là 100% lợn nhiễm khuẩn sẽ tử vong.
ịch tả lợn lây lan rộng và nhiều quốc gia cũng đã dùng nhiều cách khác nhau để phòng chống dịch. Như ở Australia, chính phủ cảnh giác cao độ và khoanh vùng để kiểm tra chặt chẽ hàng hoá. Đan Mạch đã bắt đầu xây dựng hàng rào dài 70km, cao 1,5m dọc biên giới với Đức, để ngăn không cho lợn hoang xâm nhập. Thậm chí, ở Trung Quốc, người ta đã sử dụng công nghệ cao để nhận diện sớm dịch.
Trước tình trạng bệnh dịch tả lợn Châu Phi đang bùng phát và lan rộng tại nhiều địa phương, Việt Nam, các biện pháp đối phó đã được khẩn trương thực hiện. Mặc dù là địa phương chưa xảy ra dịch nhưng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y cấp phát 1.152 lít Benkocid cho các địa phương, cơ sở tiêu độc khử trùng phòng chống dịch tả lợn châu Phi. Tại Quảng Trị đã lập 2 chốt kiểm dịch động vật liên ngành phòng, chống dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên QL 1A qua xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh (tiếp giáp với tỉnh Quảng Bình) và trên đường Hồ Chí Minh thuộc thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh.
Các trang trại chăn nuôi lợn ở Việt Nam hầu hết đang phát triển theo hướng truyền thống, tập trung vào giống và dây chuyền giết mổ. Trong khi đó, cùng ngành chăn nuôi, nhưng các “đại gia” bò sữa Vinamilk hay trứng gà sạch ĐTK đều đã đi tắt đón đầu xu hướng chuồng trại tiêu chuẩn thế giới.
Trong chia sẻ với chúng tôi gần đây, Bà Mai Kiều Liên-CEO của Vinamilk cũng cho biết, để đạt được thành công trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa, các trang trại nuôi bò của công ty đều được ứng dụng công nghệ cao. Nhờ hệ thống trang trại đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất nông nghiệp sạch, những bất lợi về điều kiện thời tiết trong chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam được giải quyết triệt để.
Trao đổi với chúng tôi gần đây, bà Vũ Minh Ngọc-chủ tịch HĐQT kiêm CEO của “công ty trứng gà sạch không tỳ vết công nghệ Nhật Bản” ĐTK cho biết: ”Chăn nuôi với tiêu chuẩn thế giới bắt buộc phải đầu tư lớn cho chuồng trại, khu vực nuôi”. Theo bà Ngọc, rủi ro lớn nhất cho đàn gia súc đó là dịch bệnh lây lan. Vì thế, chuồng trại sạch đáp ứng tiêu chuẩn thế giới, mật độ nuôi phù hợp, môi trường nuôi phù hợp đồng thời, vùng nuôi phải cách ly với các khu vực khác là bí quyết của ĐTK. Bà Ngọc cũng cho biết thêm, ngoài hệ thống trang trại hiện đại từ khâu nuôi trồng đến thu gom trứng, ĐTK còn dành phần lớn diện tích vùng nuôi để trồng cây xanh, hồ điều hòa giúp vùng nuôi cách ly hoàn toàn khỏi các khu vực khác.
Với 150 năm kinh nghiệm toàn cầu về về xây dựng chuồng trại, chuyên gia trong ngành từ BlueScope đến từ Úc cho rằng để đầu tư vững vàng cho tương lai nhằm đối phó với những hiểm họa như dịch tả, ngành chăn nuôi Việt Nam đang đòi hỏi một tư duy và nỗ lực mới về đầu tư chuồng trại để thích ứng với sự thay đổi của môi trường và khí hậu, cải thiện chất lượng nông phẩm và gia tăng hiệu suất. Cách làm nông nghiệp truyền thống đang gặp phải những vấn đề lớn sau:
-
Thứ nhất: Tình trạng bức bí, không thoáng khí, khó điều tiết nhiệt độ, ánh sáng, khó quản lý vệ sinh, nguy cơ dịch bệnh cao.
-
Thứ hai: Vật liệu xây dựng chất lượng kém và không đồng bộ sẽ khiến chuồng trại nhanh xuống cấp, dễ bị ăn mòn.
-
Thứ ba: Chuồng trại lạc hậu không chỉ gây bất tiện, công năng thấp, tốn nhiều sức lao động mà còn không thể tạo môi trường phát triển tốt nhất cho vật nuôi và cây trồng.
Riêng với ngành chăn nuôi heo, bò, gà, các chuyên gia cho rằng, tiêu chuẩn về chuồng trại hiện nay đã có nhiều thay đổi, khác biệt so với quan niệm truyền thống. Theo đó, chuồng trại cần đảm bảo những yêu cầu chung nhất về cấu trúc, mặt bằng, thiết bị để thuận tiện nhất trong việc chăm sóc để gia súc, gia cầm sinh trưởng, phát triển tốt, tránh được dịch bệnh. Nguyên tắc quan trọng là vật liệu sử dụng cần có khả năng chống ăn mòn cực cao cả bên trong lẫn bên ngoài do trực tiếp tiếp xúc với khí thải, khí hậu khắc nghiệt. Quan trọng không kém là phải thoáng khí nhưng kín gió với mái cách nhiệt hiệu quả, có khoảng đối lưu không khí…
“Ở thời điểm hiện tại, có rất nhiều giải pháp, công nghệ mới ứng dụng vào ngành nông nghiệp, từ kỹ thuật con giống, chuồng trại đến bảo quản sau thu hoạch. Lựa chọn giải pháp, công nghệ nào thì người nuôi trồng cần cân nhắc kỹ càng rất nhiều yếu tố. Chi phí đầu tư cần phải gắn với hiệu quả thu về và tính bền vững, giá trị mang lại cho cả người nuôi trồng và cả môi trường xung quanh. Các giải pháp cũng phải đáp ứng được những nhu cầu dù là nhỏ nhất để mang lại hiệu quả tối ưu” – Đại diện BlueScope Lysaght khuyến nghị.
Bình luận