“XANH HÓA” NGÀNH THỰC PHẨM & ĐỒ UỐNG

“XANH HÓA” NGÀNH THỰC PHẨM & ĐỒ UỐNG

Thực phẩm và đồ uống (F&B) Việt Nam được đánh giá là một ngành có tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, đây cũng là ngành có lượng phát thải lớn. Vì thế bên cạnh những chiến lược tăng trưởng thì nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực không ngừng nhằm “xanh hoá” sản xuất. Trong đó việc đầu tư những nhà máy với các vật liệu thân thiện môi trường đang rất được chú trọng.

Theo nghiên cứu của Euromonitor International, ngành thực phẩm và đồ uống của Việt Nam được xếp vào một trong các thị trường hấp dẫn nhất trên toàn cầu, và đứng thứ 10 Châu Á. Chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống của người Việt chiếm tỷ trọng thu nhập cao (khoảng 35%), và những người tiêu dùng này ngày càng giàu lên.

Báo cáo gần đây cho thấy, ngành thực phẩm và đồ uống của Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng kép hàng năm lên tới 8,65% trong giai đoạn 2021- 2026, và Chính phủ lựa chọn đây là một trong những nhóm ngành công nghiệp chủ lực cần được ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2025 – 2035.

Chưa dừng lại ở đó, nhiều đánh giá của các tổ chức khác về ngành thực phẩm và đồ uống của Việt Nam cũng hết sức tích cực.

Thực tế khi nhìn vào chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của ngành chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống tại TPHCM trong năm 2022 cũng có thể thấy rõ tiềm năng tăng trưởng của ngành này. Theo đó, IIP năm 2022 của toàn ngành tăng tới hơn 20%. Bức tranh của cả nước nói chung và 2 thành phố lớn nói riêng là Hà Nội và TPHCM cũng nói lên bức tranh chung của thị trường Việt Nam, vì 2 thành phố này là nơi tập trung lớn nhất nước các doanh nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống, cung ứng lượng sản phẩm lớn cho thị trường cả nước và xuất khẩu.

Tiềm năng tăng trưởng lớn, thế nhưng ngành thực phẩm và đồ uống cũng là ngành tạo ra phát thải không nhỏ. Tại hội thảo tập huấn về “Kiểm kê và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống”, ông Nguyễn Tuấn Quang, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, chia sẻ phát thải từ ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống chiếm khoảng 26% lượng khí thải toàn cầu, con số này có thể tăng gần gấp đôi vào năm 2050. Nhận thức rõ những điều này, không ít doanh nghiệp trong ngành thực phẩm và đồ uống của Việt Nam đang nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp để xanh hoá, phát triển bền vững. Việc này không chỉ là xu hướng mà còn giúp các doanh nghiệp nâng cao tính cạnh tranh nhất là khi xuất khẩu hàng vào các thị trường khó tính, nơi người tiêu dùng có đòi hỏi cao với các sản phẩm từ các nhà máy xanh.

Để “xanh hoá” trong sản xuất các doanh nghiệp phải thực hiện rất nhiều giải pháp, như sử dụng năng lượng tái tạo, giảm khí thải carbon ra môi trường, giảm lượng nước sử dụng, chuyển đổi sang bao bì xanh… và đặc biệt hiện nay việc xây dựng nhà xưởng với các nguyên liệu thân thiện môi trường đang được nhiều nhà máy quan tâm.

Bởi nhà xưởng xanh với những nguyên vật liệu thân thiện sẽ giúp giảm phát thải từ đó doanh nghiệp có thể tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, góp phần mang lại hiệu quả cao trong quá trình tăng trưởng xanh của các doanh nghiệp giúp doanh nghiệp ngày càng đến gần hơn với người tiêu dùng. Quan trọng hơn nỗ lực của mỗi doanh nghiệp trong quá trình xây dựng nhà xưởng xanh còn là để chung tay đóng góp vào quá trình hiện thực hoá các cam kết giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050 của Việt Nam.

Để có nhà xưởng xanh cần nhiều yếu tố, thế nhưng quan trọng nhất là nhóm nguyên vật liệu cơ bản là thép và xi măng. Tuy nhiên, theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc, hai vật liệu công nghiệp phổ biến nhất trên thị trường là thép và xi măng, thực chất là các tác nhân thải ra lượng khí CO2 lớn nhất toàn cầu trong năm 2021, chiếm thị phần 14 – 16%.

Vậy tìm kiếm vật liệu thân thiện ở đâu để dần thay thế những vật liệu truyền thống? Tại thị trường Việt Nam, một số nhà sản xuất đang bắt theo xu hướng rất nhanh và cung ứng ra thị trường những giải pháp tối ưu. BlueScope là một cái tên điển hình. Năm 2022, ngành vật liệu xây dựng của Việt Nam có ba thương hiệu được hội đồng công trình xanh Singapore cấp chứng nhận nhãn xanh. Trong đó NS BlueScope Việt Nam là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất ngành thép mạ nhận được chứng nhận này. Bên cạnh đó, các dòng sản phẩm tôn cao cấp của doanh nghiệp ứng dụng trong phân khúc công nghiệp như COLORBOND®, COLORBOND® For Panel và ZINCALUME®… đã chinh phục thành công các quy định khắt khe và đạt được chứng nhận nhãn xanh của hội đồng công trình xanh Singapore.

Đã có không ít doanh nghiệp trong ngành thực phẩm và đồ uống của Việt Nam chọn xanh hoá, phát triển bền vững là hướng đi cho mình như Coca – Cola, Heineken Việt Nam, Nestlé Việt Nam, Uniben, Masan, Vinamilk…

Bà Holly Bostock, Giám đốc Ngoại vụ cấp cao tại Heineken Việt Nam cho biết tại một hội thảo hồi giữa năm 2022, rằng công ty đặt tham vọng giảm phát thải ròng bằng 0 trong sản xuất vào năm 2025, và đạt trung hòa carbon trong toàn bộ chuỗi giá trị vào năm 2040.

Tất nhiên chọn con đường xanh hoá cũng có nghĩa doanh nghiệp phải chấp nhận đầu tư và con số có thể không nhỏ. Thế nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, trong ngắn hạn đây có thể là khoản đầu tư lớn nhưng trong dài hạn nó sẽ làm gia tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, bởi người tiêu dùng đang ngày càng có những đòi hỏi khắt khe hơn với sản phẩm. Một sản phẩm được lựa chọn không chỉ có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mà quy trình sản xuất ra sản phẩm ấy cũng phải thân thiện môi trường.


Bình luận


Bài viết liên quan