BIM – MÔ HÌNH THAY ĐỔI CUỘC CHƠI CỦA NGÀNH XÂY DỰNG

BIM – MÔ HÌNH THAY ĐỔI CUỘC CHƠI CỦA NGÀNH XÂY DỰNG

 

Mr.Hãn: BIM nói ngắn gọn là quá trình tạo lập và sử dụng mô hình thông tin trong giai đoạn thiết kế, thi công và vận hành công trình của lĩnh vực xây dựng. Về mặt kỹ thuật thì không có nhiều khác biệt: vẫn là bộ ba chủ đầu tư – tư vấn – nhà thầu, vẫn là thiết kế – thi công – bàn giao vận hành. Điểm khác biệt duy nhất nhưng là trọng yếu nhất BIM yêu cầu, là một môi trường giao tiếp mở, minh bạch, nhiều thông tin, cập nhật tức thời. Cái khó nhất BIM mong muốn ở các bên dự án, là dựa vào cái môi trường ấy mà thấu hiểu, thông cảm cho nhu cầu của nhau, và cùng nhau trên một chiếc thuyền đi đến thành công chung của dự án.

Mr.Hãn: Vì làm BIM có lợi về lâu dài, nhất là về “Lợi thế cạnh tranh”. Nếu nói lợi thế cạnh tranh là khả năng tinh gọn giá thành hoặc trở nên khác biệt, thì triển khai BIM có thể mang lại cả 2 lợi ích này khi được thực hiện đúng cách.

Trước hết, người được hưởng lợi trực tiếp từ việc triển khai BIM là các đơn vị thiết kế. BIM giúp cho việc thay đổi thiết kế trở nên nhẹ nhàng hơn, chỉ cần cập nhật mô hình thì bản vẽ sẽ tự thay đổi theo. Khả năng phối hợp đa bộ môn và kiểm tra va chạm tự động giúp người thiết kế xử lý sớm vấn đề trước khi thi công. Những lợi ích này giúp hồ sơ thiết kế có chất lượng tốt hơn mức trung bình trên thị trường, là một điểm cộng trong mắt chủ đầu tư.

Hơn nữa, nhà thiết kế sẽ giảm được công sức triển khai thiết kế nếu biết xây dựng sẵn kho thư viện BIM, mẫu dự án BIM. Đây là tài sản quý của doanh nghiệp, có thể tích lũy và chuyển tiếp qua mỗi thế hệ!

Cuối cùng, khả năng làm việc nhóm trên đám mây (on-cloud BIM collaboration) đang mở ra kỷ nguyên mới của “làm ít – được nhiều”. Chỉ cần đội ngũ thiết kế cực kì tinh gọn nhưng tinh nhuệ, tất cả công việc triển khai mô hình và bản vẽ thiết kế đã có đội ngũ thuê ngoài đảm nhiệm làm việc từ xa. Đây là con át chủ bài đang được một số ít công ty chủ động nắm bắt để đi nhanh, vượt trước mặt bằng chung của thị trường. Việc này chỉ làm được khi ta biết cách xây dựng chuẩn BIM và chuẩn triển khai thiết kế.


Hình ảnh bản quyền của THE BIM FACTORY

Mr.Hãn: Nhà thầu và nhà đầu tư là bên được lợi lớn nhất, vì lợi ích làm BIM tương ứng với giá trị công trình.

Tại Việt Nam, những tổng thầu lớn như Coteccons, Hòa Bình, COFICO đã triển khai BIM từ rất sớm. BIM mang lại lợi thế cạnh tranh rõ ràng khi giúp phát hiện sớm lỗi thiết kế trước khi thi công, giảm thiểu việc đập đi làm lại, và kiểm soát khối lượng, chi phí xuyên suốt quá trình thi công. Dự án càng phức tạp, giá trị trọn gói càng lớn, thì BIM càng phát huy lợi thế giúp nhà thầu tiết kiệm nhiều chi phí.

Năng lực BIM lớn mạnh sẽ giúp nhà thầu tham gia các dự án có yêu cầu BIM cao cấp của Chủ đầu tư nước ngoài cũng như dự án quốc tế. Và nhà thầu sẽ tự tin tiến đến Design & Build khi đã thành thục quy trình BIM.

Dự án triển khai BIM sẽ ít lỗi thiết kế hơn, các bên đều đỡ căng thẳng, tiết kiệm rất nhiều thời gian xử lý vấn đề khi thi công. Nhà thầu áp dụng BIM có thể tiết kiệm nhiều chi phí hơn, đây cũng chính là cơ sở để giá thầu cạnh tranh hơn trước.

Và trong tương lai gần, mô hình BIM sẽ tích hợp cảm biến và thông số vận hành công trình, nhất là công trình công nghiệp. Nó giúp bảo trì dễ dàng, kiểm soát tiêu hao năng lượng, giảm chi phí vận hành gồm cả chi phí năng lượng và nhân công bảo trì.

Như vậy, Chủ đầu tư là bên đặc biệt được hưởng lợi cuối cùng.

Mr.Hãn: Hiện tại chưa có nhiều thách thức thật sự về công nghệ vì BIM ở Việt Nam mới còn chập chững phát triển, chưa tận dụng hết khả năng của công nghệ phần cứng, phần mềm. Tuy nhiên, thách thức chủ yếu lại đến từ những ngộ nhận của ngành về BIM.

“Làm BIM là vẽ Revit” là ngộ nhận đầu tiên và lâu đời nhất. Thực sự BIM là quy trình sử dụng rất nhiều phần mềm, trong đó có thể là Revit. Nhưng làm BIM mà chỉ có vẽ Revit thì Việt Nam đúng là có rất nhiều “chuyên gia BIM”.

“Triển khai BIM đắt đỏ, đầu tư nhiều, thành ra BIM chỉ dành cho công ty lớn”: ngộ nhận này là kết quả khi ta nghĩ làm BIM là vẽ Revit, dẫn đến công ty đầu tư nguồn lực phần cứng, phần mềm, nhân sự đủ đầy chỉ để đắm chìm vào dựng mô hình, và phải dựng sao cho càng chi tiết, càng phức tạp càng tốt. Nhưng mô hình ấy có chuyển giao được cho người khác, hoặc sử dụng vào việc khác, hay có trích xuất hết tất cả chi tiết cấu kiện trong mô hình được không lại là một câu hỏi khó.

Hơn nữa, phong trào tự triển khai BIM không qua tham khảo bài bản, dẫn đến năng lực làm BIM không đủ để cạnh tranh hoặc đạt được lợi ích gì nhờ BIM, nhưng chi phí nhân sự thì vẫn tăng nhanh theo độ nóng của thị trường nghề BIM.


Hình ảnh bản quyền của THE BIM FACTORY

“BIM chỉ dành cho giới trẻ” là một ngộ nhận thú vị. Đúng là giới trẻ thạo công nghệ hơn, nhưng những người có kinh nghiệm ngành mới là người triển khai BIM thành công, do họ biết BIM là 20% công nghệ nhưng đến 80% quy trình và quan trọng nhất là phát triển, phối hợp, quản lý con người.

Cuối cùng, TBF cũng rất bất ngờ khi người ta ngộ nhận rằng “Mô hình BIM sẽ tự giải quyết va chạm”. Việc tạo ra mô hình BIM phối hợp (federated model) sẽ giúp phần mềm chạy kiểm tra va chạm và tự động xuất báo cáo va chạm. Nhưng phần mềm không có khả năng biết cách xử lý va chạm được, vì đó là chuyên môn của những người làm thiết kế.

Mr.Hãn: Đầu tiên là dự án Landmark 81 do Coteccons Group triển khai BIM. Về mặt kỹ thuật, đây là dự án triển khai BIM thành công và gây tiếng vang lớn. Dựng hình và phối hợp BIM ở các vị trí giao kết phức tạp, đoạt giải nhì Tekla BIM Awards châu Á 2018.

(Đọc thêm ở đây: https://vietnambim.net/du-an-bim/du-an-vinhomes- landmark-81-niem-tu-hao-cua-nguoi-viet-danh-hang-nhi-giai-thuong-tekla- bim-awards-chau-a-2018.html)

Ví dụ thứ hai là một Chủ đầu tư lớn ở Q7 TP.HCM do TBF triển khai BIM. Họ đã cân nhắc BIM từ 2016 và sau nhiều thời gian khảo sát, TBF được giao triển khai dự án thí điểm vào 2017. Thời điểm này các bên thiết kế vẫn được khuyên dùng CAD và tư vấn BIM sẽ dựng và phối hợp BIM song song. Giai đoạn này gọi là Hybrid BIM. Nhờ thành công của dự án thí điểm, Chủ đầu tư này nhân rộng mô hình, triển khai hàng loạt vào giai đoạn 2018 – 2019. Sau 5 dự án làm việc cùng nhau, các bên thiết kế đã từng bước triển khai BIM nội bộ, còn TBF chuyển lên làm quản lý BIM dự án và hỗ trợ dựng hình khi cần thiết.

Cuối cùng, có hơn 30 dự án triển khai BIM thí điểm của Ban Chỉ Đạo BIM – Bộ Xây Dựng. Sau khi hoàn thành, kết quả triển khai BIM sẽ được tổng kết và nghiên cứu đúc kết kinh nghiệm. Nhà thầu và chủ đầu tư có thể theo dõi các trang thông tin chính thức của đề án BIM – Bộ Xây Dựng để cập nhật thông tin mới nhất:

https://www.facebook.com/bimgovdotvn/

http://bim.gov.vn


BIM không chỉ được ứng dụng cho các công trình cao tầng mà còn được ứng dụng cho công trình nhà xưởng. Dự án Tainan Enterprise tại Long An ứng dụng BIM, sử dụng vật liệu Tôn COLORBOND® và giải pháp thép từ BlueScope Lysaght.

Mr. Hãn: Với đề án BIM được phê duyệt năm 2016, lộ trình của Bộ Xây Dựng đến năm 2021 sẽ áp dụng BIM rộng rãi cho dự án công. Sau năm 2023, dự án tư nhân có thể được khuyến khích hoặc bắt buộc áp dụng BIM. Vậy chúng ta chỉ còn ít nhất 1 năm nữa.

Thay đổi đầu tiên là sẽ có nhiều dự án xây dựng được số hóa, triển khai hiệu quả và tiết kiệm hơn trước. Sau khi hoàn công dự án, chính phủ sẽ sở hữu hàng loạt mô hình BIM để quản lý vận hành và tạo tiền đề triển khai thành phố thông minh, cạnh tranh với các nước bạn về năng lực hành chính quốc gia.

Thứ hai, càng nhiều đơn vị thiết kế, thi công triển khai BIM sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của sân chơi trong nước, tạo sự tin tưởng để thu hút nhà đầu tư lớn nước ngoài cũng như tham gia dự án quốc tế, nhất là mảng thiết kế công trình.

Nếu Covid-19 sẽ là một hằng số trong thời gian tới, thì khả năng làm việc nhóm từ xa sẽ tạo ra sự thay đổi thứ ba của ngành. Mọi người sẽ họp online nhiều hơn, phối hợp tức thời ngay trên mô hình BIM để cho hợp thời với “trạng thái bình thường mới”.


Hình ảnh bản quyền của THE BIM FACTORY

Mr. Hãn: Hãy bắt đầu bằng việc tư duy đúng. Tư duy đúng sẽ giúp nhà thầu tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, công sức đầu tư vào BIM, ngay bây giờ và cả về sau. Có thể chỉ cần một BIM Manager để ra chuẩn, phối hợp và quản lý BIM, việc dựng hình và làm bản vẽ có thể sử dụng nhân lực thuê ngoài.

Thứ hai, hãy đặt mục tiêu thực tế rồi triển khai từng bước nhỏ. BIM sẽ là xa vời khi chúng ta muốn ngay ngày mai phải làm full BIM, 6D, 7D… trong khi chưa tìm được giá trị thực tế cho khách hàng.

Sau đó, xây dựng đội ngũ tinh gọn nhưng tinh nhuệ sẽ là hướng đi phù hợp nếu muốn duy trì năng lực BIM qua năm tháng.

Và khi đã có tư tưởng đúng và nguồn lực đủ, hãy triển khai dự án thí điểm. Gói gọn trong một vài mục tiêu nhỏ nhưng thực tế, nhà thầu sẽ đủ thời gian để vừa chạy dự án vừa để tâm đến BIM. Thí điểm rồi thì sẽ có nhiều kinh nghiệm để triển khai mở rộng.

Cuối cùng, hãy tích cực truyền thông cho khách hàng để nâng cao nhận thức về BIM. Khi chủ đầu tư có nhận thức đúng và thực tế về BIM thì người làm trong nghề BIM sẽ có nhiều đất diễn để tự nâng cao năng lực bản thân.


Bình luận