Vinamilk đi được từ con số zero sơ khai đến một công ty tự chủ được hết và đang đứng trong top 50 các công ty sữa trên thế giới. Nhưng với những biến động trong năm vừa qua, “Nữ hoàng sữa” Vinamilk có đang ngủ quên là câu hỏi lớn trong ngày ĐHCĐ thường niên năm 2018 của Vinamilk.
Cũng dễ hiểu vì quý 1/2018, Vinamilk đang cùng ngành sữa chống chọi với những khó khăn chưa từng có và giá cổ phiếu giảm sâu.
Hải trình đi ra biển lớn không phải từ 2018 mới thực hiện mà bắt đầu từ năm 1997. Từ trước đến giờ Vinamilk vẫn xác định phải lo nội địa trước. Đối thủ cả ngàn dặm người ta còn tới thì vì sao mình ở ngay đây lại không vững trên mảnh đất của mình trước. Khi mình có điều kiện thì mình mới tham gia xuất khẩu hoặc đi ra bên ngoài. Trước đó, tôi có manh nha xuất khẩu sang Nga nhưng cuối cùng không thu được tiền. Lúc đó xuất khẩu chủ yếu để thăm dò thôi, không tính. Vinamilk chính thức bắt đầu xuất khẩu lớn là từ chương trình “đổi dầu lấy lương thực” năm 1997.
Nhưng mà, để bước vào thị trường đó cực kỳ khó vì ai cũng nghĩ Việt Nam đâu biết xuất khẩu là gì. Sữa Việt Nam không hề có tiếng tăm trên bản đồ thế giới. Việc đầu tiên chúng tôi muốn là giới thiệu sữa mình với bạn nên tôi làm chương trình từ thiện 2 container. Một container là sữa cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi và một là từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi, gọi là Dielac.
Tôi nói rằng họ đang chiến tranh, cũng như mình hồi chiến tranh thôi, trẻ con không có sữa uống là điều đương nhiên. Thứ nhất là ủng hộ nhân đạo, thứ hai là để giới thiệu sản phẩm của Vinamilk.
Khi sữa xuất sang, sau nhiều khâu bạn kiểm tra kỹ lưỡng thì thấy chất lượng tốt. Bạn sang, kiểm tra thấy được, gọi tôi ra nói rằng bây giờ muốn Vinamilk xuất khẩu trực tiếp. Họ cho tôi làm 300 tấn trong vòng 3 tháng.
Hồi đó 300 tấn so với quy mô của Vinamilk là lớn lắm vì thời gian đó sữa của Việt Nam chưa đi được vào lòng người. Họ hỏi tôi làm được không và nói cho tôi cái giá. Tôi đồng ý luôn. Tôi không nghĩ đến lời lỗ hay gì hết. Tôi chỉ nghĩ là để bước chân vào được đã, chứng minh năng lực đã.
Nếu hỏi anh em thì sẽ thấy, thời đó vui lắm. Làm 24/24. Có nghĩa là mình làm liên tục cho đến khi giao được 300 tấn cho bạn.
Không, lúc đó không tính.
Khi bạn nhận được hàng, kiểm tra thấy được thế là mình bước chân được vào thị trường Iraq. Mình bắt đầu tham gia đấu thầu, có những năm thắng đến 160-170 triệu USD. Nhưng đến 2003 thì chính quyền đó đổ, chương trình đổi dầu lấy lương thực hết. Lúc đó mình bắt đầu lại từ đầu. Không còn chương trình đổi dầu lấy lương thực nữa và chính quyền Iraq cũng không có tiền nhập sữa nữa. Mình quay sang đi theo con đường thương mại, lại đi kiếm nhà phân phối và cũng lại bắt đầu từ số 0 trở đi.
Có lời chứ .
Giá mình vào được Iraq là vì sao? Vì giá mình rẻ, chất lượng mình tốt nên mình mới thắng thầu. Mình không lỗ. Vấn đề ở chỗ giá thành mình rẻ nên mình có lời. Giá mình lúc đó nếu đi so sánh cạnh tranh với thế giới là cạnh tranh rồi nên mình mới thắng thầu. Thời điểm đó các tập đoàn đa quốc gia lớn lắm rồi và họ đã làm rồi, mình vào sau nên giá thành mình rẻ thì mình mới vào được.
Thực tế, để có Vinamilk ngày nay chính là nhờ mình phát triển bền vững có nghĩa là mình không chỉ nghĩ đến mình, mình nghĩ cho những người xung quanh. Tiêu chuẩn phát triển bền vững có của cả liên hợp quốc và của ngành sữa thế giới. Mỗi một ngành nó có tiêu chí riêng để phát triển bền vững. Vinamilk chấp hành và đi theo chuẩn mực chung.
Ví dụ như chăn nuôi bò sữa chẳng hạn, vấn đề nước thải, phân thải phải có Biogas hết và có công nghệ làm sao khi nước thải ra phải đảm bảo được tiêu chuẩn. Hiện nay, tất cả các trang trại của Vinamilk đều có chương trình xử lý chất thải. Phân của bò sau khi ủ Biogas thì mình bán lại cho nông dân để trồng cỏ với trồng ngô và họ lại bán cỏ, bán ngô lại cho mình.
Khi có cơ hội thì phải nắm bắt. Từ trước đến giờ sữa Trung Quốc cũng không vào được mình, mình cũng không sang được Trung Quốc vì giữa hai nước chưa có hiệp định, và họ vẫn cứ liệt mình vào những đất nước có dịch lở mồm long móng, không những chỉ Việt Nam đâu mà các nước như Campuchia cũng tương tự. Đến bây giờ khi bắt đầu có chuẩn bị hiệp định giữa 2 bên, cũng chuẩn bị mấy năm trời, mình cũng kiến nghị các thứ. Đến đợt vừa rồi bạn sang kiểm tra các doanh nghiệp Việt Nam, từ trang trại đến các nhà máy thì Vinamilk không bị khuyến cáo gì. Mới sơ bộ họ đặt vấn đề như thế, mình đang kiến nghị và chờ xem khi nào hiệp định được kí.
Không có khó khăn gì. Thực ra họ cũng đã tham gia với mình từ lâu lắm rồi. Họ nhìn thấy cơ hội. Ngày xưa F&N xây dựng nhà máy sữa ở Bình Dương, cũng rầm rộ kế hoạch marketing. Hồi đó họ định làm đối thủ cạnh tranh nhưng qua độ 5 năm không phát triển được. Trong khi đó họ vẫn song song đầu tư vào Vinamilk, mua cổ phiếu Vinamilk ngay từ thời đấu thầu đầu tiên năm 2004-2005.
Lúc đó tôi nói đùa rằng ông này thần kinh sao ấy. Cổ phiếu lúc đó chỉ vào khoảng mười mấy, hai mươi ngàn thôi mà ông đấu thầu lên 50 ngàn. Nhưng thực ra, lúc đấy mình rất non nớt trong chuyện về cổ phiếu, tầm nhìn tương lai các thứ để đánh giá còn họ có kinh nghiệm ở Singapore, ở Thái Lan, ở Mã Lai rồi… Họ nhìn thấy cổ phiếu mình như thế, họ đấu thầu giá cao và trúng hết. Họ thấy rẻ quá, mình lại không thấy. Họ tham gia từ thời đó và mua từng chút chút chút một, bây giờ thì họ nắm hai mấy phần trăm.
Họ quan tâm đến mình từ lâu lắm rồi nhưng kế hoạch của họ không phát triển, họ bán lại dự án cho Vinamilk và rồi đất đó Vinamilk xây nhà máy sữa bột. Nhà máy sữa bột hiện đại của Vinamilk ở Bình Dương là xây trên đất của F&N cũ.
Cho đến bây giờ, họ vẫn là nhà đầu tư tài chính vào Vinamilk chứ không có kế hoạch gì khác vì có mở rộng thì mở rộng ở nước ngoài chứ không trong nước được vì sẽ trở thành đối thủ.
Khi ban điều hành cần phê duyệt gì thì họ tham gia ý kiến. Kể cả SCIC cũng thế. Theo quy chế phân cấp thì đầu tư bao nhiêu thì ban điều hành có thể tự quyết, bao nhiêu thì phải xin ý kiến HĐQT…
Bình luận