Khu công nghiệp ven biển: Động lực mới của nền kinh tế

Khu công nghiệp ven biển: Động lực mới của nền kinh tế

Thu hút 254 dự án đầu tư nước ngoài với tổng đăng ký là 42 tỷ USD và 1.079 dự án đầu tư trong nước, khu công nghiệp ven biển được định hướng là một động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế với tầm nhìn đến năm 2030 đóng góp 10% vào GDP.

Mảnh đất lành của các nhà đầu tư

Chính phủ có tầm nhìn các ngành kinh tế thuần biển sẽ đóng góp khoảng 10% GDP cả nước và kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước tính đạt 65-70% GDP cả nước vào năm 2030. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Chính phủ đã thành lập 19 khu kinh tế ven biển, trong đó có 18 khu đi vào hoạt động. Các khu kinh tế này thu hút 254 dự án đầu tư nước ngoài với tổng đăng ký là 42 tỷ USD và 1.079 dự án đầu tư trong nước.

Chính trọng tâm phát triển này đã làm nở rộ các khu công nghiệp ven biển trong thời gian qua. Đơn cử như Khu kinh tế Đình Vũ – Hải Phòng đến nay thu hút gần 11 tỷ USD, chiếm đến 2/3 tổng đầu tư FDI vào Hải Phòng với các nhà đầu tư có tên tuổi như LD, Bridgestone, Nipro Pharma, Kyocera, Fuji Xerox, Regina Miracle… Hay Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa) thuộc vùng biển và ven biển Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ đã thu hút gần 14 tỷ USD đầu tư, là nơi tập trung các dự án lớn như Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn… Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) cũng là một điểm sáng về khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực. Khu công nghiệp ven biển đã trở thành miền đất lành cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Nhà xưởng của BW Industrial tại KCN Đình Vũ sử dụng tôn mạ AM ma trận bốn lớp để giữ độ bền theo thời gian. (Ảnh: NS BlueScope)

Sự bùng nổ trong tương lai

Các khu công nghiệp xây dựng bên cạnh cảng biển đã và đang trở thành xu hướng tất yếu do tận dụng được tiềm lực sẵn có về đường bờ biển dài của Việt Nam, giúp vận chuyển số lượng lớn hàng hóa trên quãng đường dài với chi phí thấp. Đây cũng được đánh giá là bệ phóng tăng trưởng của ngành dịch vụ hậu cần cảng biển và logistics.

Trong số 18 khu kinh tế ven biển, đến nay đã có đến 37 khu công nghiệp được hình thành, thu hút các lĩnh vực sản xuất công nghiệp quan trọng, có quy mô lớn như lọc hóa dầu, liên hợp gang thép, cơ khí công nghiệp nặng, sản xuất động cơ ô tô, sản xuất điện…. Theo các chuyên gia đánh giá, khu công nghiệp tích hợp đầy đủ logistics, nhà kho, bến cảng như các khu công nghiệp ven biển sẽ là một trong các xu thế tương lai của khu công nghiệp. Ở các thị trường như Trung Quốc, Thái Lan, cũng hiện rõ xu thế đầu tư này, và Việt Nam chắc chắn sẽ không nằm ngoài xu thế đó.

Để chuẩn bị cho sự bùng nổ của nhà xưởng ven biển trong tương lai, một trong các điều nhà đầu tư cần quan tâm khi đặt nhà máy tại các khu công nghiệp ven biển không chỉ là tìm hiểu về các vấn đề pháp lý mà còn là các vấn đề liên quan đến xây dựng nhà xưởng, đặc biệt là với môi trường dễ bị ăn mòn như môi trường ven biển. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, nhà đầu tư chắc chắn sẽ tận dụng được đầy đủ lợi thế của các khu công nghiệp ven biển để phát triển.

Tôn mạ AM ma trận bốn lớp được nhiều chủ đầu tư uy tín như Vinfast lựa chọn để đảm bảo độ bền của nhà xưởng trong môi trường sát biển. (Ảnh: NS BlueScope)

AM ma trận 4 lớp là một công nghệ mạ vượt trội hơn hẳn so với công nghệ mạ AZ (chỉ 2 lớp).

BlueScope sở hữu và kiểm soát các tài sản sở hữu trí tuệ (IP) quan trọng liên quan đến lớp phủ nhôm/kẽm/magiê/silicon (AM) tại nhiều thị trường trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Công nghệ mạ AM ma trận 4 lớp là kết quả của hơn 20 năm nghiên cứu & phát triển với hơn 30 bằng sáng chế bảo hộ toàn cầu.

Những bằng sáng chế này bảo vệ các khía cạnh của công nghệ mạ AM của BlueScope – bao gồm vi cấu trúc ma trận 4 lớp AM – Activate – và nhiều quy trình chuyên biệt cần thiết để sản xuất. Do đó, sức mạnh của công nghệ mạ AM ma trận 4 lớp không đơn giản nằm ở vài % Magie thêm vào lớp mạ mà là tất cả các bằng sáng chế và bí quyết công nghệ. Thiếu đi một hoặc một vài yếu tố liên quan đến hơn 30 bằng sáng chế này, lớp mạ bảo vệ AM không những không tạo được ma trận 4 lớp bảo đảm khả năng chống ăn mòn vượt trội mà còn tạo ra lớp mạ dễ bị ăn mòn sớm ngay từ khâu sản xuất, và chống ăn mòn yếu hơn.