BƯỚC NHỎ ĐẾN MỤC TIÊU LỚN NET ZERO CỦA BLUESCOPE

BƯỚC NHỎ ĐẾN MỤC TIÊU LỚN NET ZERO CỦA BLUESCOPE

Cùng quan điểm với hàng trăm quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng đã cam kết mục tiêu đưa mức phát thải ròng về 0 (Net Zero) vào năm 2050. Tuy vậy, để đạt được mục tiêu lớn này rất cần sự đồng thuận trong tư duy phát triển bền vững của các doanh nghiệp thông qua từng bước chuyển đổi nhỏ.

Việt Nam đã bước vào kỷ nguyên mới của toàn cầu hóa, đòi hỏi phải có cách tiếp cận khác để duy trì sức hấp dẫn về kinh doanh quốc tế. Thời điểm này, các doanh nghiệp tập trung vào chuyển đổi kỹ thuật số, hướng tới một con đường chung là ESG để giải quyết các thách thức từ mặt trái của tăng trưởng kinh tế. Với việc cung cấp nền tảng cốt lõi cho hạ tầng ngành xây dựng với hệ sinh thái đối tác rộng, NS BlueScope đang có lợi thế để tiếp cận chiến lược phát triển bền vững hướng tới Net Zero một cách rõ ràng và đồng nhất.

Theo bà Lâm Tố Trinh, đây là thời điểm doanh nghiệp phát huy lợi thế trong việc cung cấp các giải pháp bền vững từ kinh nghiệm của mình. NS BlueScope có lộ trình giảm carbon từ sớm, đi theo con đường chung là ESG. Riêng với Net-Zero, tập đoàn cũng làm việc với các đối tác để họ cùng đi trên con đường giảm phát thải carbon. Kinh nghiệm là chia nhỏ giai đoạn, đầu tư từng phần, sau đó tiến đến quy trình sản xuất, dùng những công nghệ mới hơn, hiện đại hơn để giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và nhiên liệu sản xuất.

Cụ thể, tiến trình tiến đến Net Zero của NS BlueScope được chia làm hai giai đoạn. Ở giai đoạn đầu từ nay cho đến 2030 doanh nghiệp nỗ lực giảm 30% phát thải carbon. Giai đoạn tiếp theo từ 2030 đến 2050 sẽ thúc đẩy hoàn thiện tiến trình Net Zero trong sản xuất thông qua việc đưa chỉ số phát thải carbon về 0.

Để thực hiện việc chuyển hóa từ cam kết đến thực tế, hiện nay doanh nghiệp đã triển khai lắp đặt hệ thống năng lượng tái tạo để tối ưu nguồn điện sử dụng cho các khu vực cantin và khối văn phòng cũng như tối ưu hoá quy trình sản xuất để giảm thiểu tiêu thụ năng lượng. Trong những năm tiếp theo NS BlueScope cũng hướng đến việc cải thiện quy trình sản xuất, thay đổi công nghệ hiện đại hơn để giảm thiểu mức độ tiêu hao năng lượng trong mỗi công đoạn, hướng tới mục tiêu Net Zero. Mục tiêu gần nhất là đến năm 2025 doanh nghiệp sẽ gắn hệ thống solar lớn để giảm 11% phát thải carbon cho dây chuyền sản xuất thép.

Trong thời gian qua, kinh tế xanh cũng đã được xác định là con đường tất yếu, được nhấn mạnh trong các chiến lược, kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Đối với các doanh nghiệp, việc tham gia tiến trình Net Zero được nhận định sẽ ẩn chứa nhiều thách thức nhưng cũng mang đến nhiều cơ hội, đặc biệt là khi nắm bắt được xu hướng dịch chuyển xanh trên thế giới và Việt Nam.

Theo phân tích của các chuyên gia, cuộc đua hướng tới Net Zero vừa là trách nhiệm, vừa là cơ hội cho các doanh nghiệp. Tất nhiên, việc thực hiện các tiêu chuẩn về môi trường – xã hội – quản trị (ESG) hay theo đuổi mục tiêu Net Zero sẽ làm hao hụt phần nào tài chính của các công ty. Tuy nhiên, câu chuyện không nằm ở túi tiền nhiều hay ít mà ở quyết tâm và cam kết lẫn quan điểm của ban lãnh đạo công ty.

Các doanh nghiệp sớm cam kết sẽ hưởng lợi thế người tiên phong, định vị thương hiệu trước xu hướng thay đổi của người tiêu dùng, công nghệ mới và thị trường mới. Sự chủ động tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là khối tư nhân, và người tiêu dùng, được kỳ vọng sẽ tạo một nền tảng bền vững cho tăng trưởng xanh.

Trên hành trình này các giá trị bền vững mà NS BlueScope Việt Nam theo đuổi được cộng hưởng bởi sự thấu hiểu thị trường để đưa ra những giải pháp hợp lý. Sự kết nối tốt với nhu cầu của thị trường và nắm bắt tốt các xu hướng mới giúp NS BlueScope duy trì vị thế vững mạnh để hỗ trợ chính phủ Việt Nam trong việc phát triển các thành phố thông minh, bền vững và sôi động.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, bà Lâm Tố Trinh cho rằng, điều băn khoăn của doanh nghiệp là câu chuyện liên quan đến các quy định triển khai. Thách thức sẽ là biến cam kết của chính phủ thành định hướng, khuôn khổ rõ ràng hơn. Đi cùng đó là đưa tất cả các bên liên quan cùng vào cuộc, các quy định cần được đồng nhất, thủ tục đơn giản để doanh nghiệp sẵn sàng chung tay cho câu chuyện giảm phát thải…

Với những nền tảng đã được tạo lập trong một hành trình dài ở Việt Nam, NS BlueScope thông qua hệ sinh thái của mình cũng lan tỏa những giải pháp bền vững cho quá trình phát triển của ngành xây dựng. Việc thấu hiểu được nhu cầu, xác định được yếu tố cốt lõi cần phát triển để phục vụ cho lợi ích của người dân đã giúp doanh nghiệp có được chiến lược phát triển toàn diện. Trong đó, bao gồm cả những yếu tố “cứng” như hạ tầng đô thị công nghiệp, đến những yếu tố “mềm” như nhu cầu về nhà ở, năng lượng và môi trường sống trong lành… đóng góp cho mục tiêu lớn Net Zero mà Việt Nam đang theo đuổi.


Bình luận


Bài viết liên quan