GIẢI BÀI TOÁN CHI PHÍ KHI XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG DỆT MAY, DA GIÀY ĐẠT TIÊU CHUẨN XANH

GIẢI BÀI TOÁN CHI PHÍ KHI XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG DỆT MAY, DA GIÀY ĐẠT TIÊU CHUẨN XANH

Vấn đề chi phí luôn là bài toán khó buộc các chủ đầu tư cũng như đơn vị tư vấn, thiết kế phải cân não để làm sao vừa đáp ứng được yêu cầu đề ra về chất lượng công trình, độ bền đẹp, đạt các tiêu chuẩn cần thiết mà tổng mức đầu tư không bị đội lên quá nhiều.

Từ kinh nghiệm nhiều năm tham gia tư vấn, thiết kế nhiều dự án nhà xưởng dệt may, da giày có quy mô hàng trăm triệu USD, ông Lê Duy Khôi, Giám đốc ICC Consultancy nhận thấy rằng, trong khi các nhà đầu tư trong nước có quan niệm “liệu cơm gắp mắm” thì các nhà đầu tư FDI lại luôn đặt vấn đề tuân thủ các quy chuẩn, quy định lên hàng đầu, đặc biệt là vấn đề an sinh xã hội cho người lao động.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các tập đoàn đa quốc gia đang đặt ra những yêu cầu mới cho các nhà sản xuất, cung ứng giày dép, sản phẩm dệt may. Cụ thể là yêu cầu về việc đáp ứng tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng, thậm chí một số tập đoàn còn yêu cầu về Net Zero. Ngoài ra, về tuyên truyền về công trình xanh cũng ngày càng trở nên phổ biến. Ngay cả trong các Hiệp hội Dệt may, Hiệp hội da giày cũng tuyên truyền rất mạnh mẽ vấn đề này và Chính phủ Việt Nam cũng đã đưa ra cam kết về Net Zero với cộng cộng quốc tế tới năm 2050. Do đó, nhận thức của các doanh nghiệp đang từng bước tìm hiểu để đáp ứng.

Tuy nhiên, do các nhà máy dệt may, da giày có đặc thù là diện tích rất lớn, cùng số lượng công nhân đông nên việc áp dụng tiêu chuẩn xanh gặp phải một số khó khăn và có rất nhiều diểm phải áp dụng.

Ngoài việc đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn xanh, yếu tố bền đẹp của công trình cũng là mối quan tâm lớn của các chủ đầu tư hiện nay. Cụ thể, một công trình đẹp sẽ góp phần làm đẹp thêm hình ảnh cho chính doanh nghiệp, trong khi độ bền vững sẽ giúp đảm bảo cho nhà máy có thể vận hành ổn định trong thời gian dài. Bởi khi nhà máy đi vào vận hành được khoảng 10 năm lại phải dỡ mái ra để sửa chữa, thay thế sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động bên trong, thậm chí còn tốn kém chi phí.

Ông Lê Duy Khôi tiết lộ, với sự thay đổi về công nghệ cũng như chi phí sản xuất nguyên vật liệu, chi phí làm công trình xanh đang ngày càng giảm so với trước đây. "Nếu chúng ta so sánh với nahf máy dệt may, da giày bình thường và nhà máy đạt tiêu chuẩn LEED Certificated thì mức chênh lệch là khoảng 3-5%, đối với LEED Silver hoặc Gold thì khoảng 5 - 10% và LEED Platinum là khoảng 10 - 15%" - ông Khôi cho biết.

Tuy nhiên, do các dự án dệt may, da giày có đặc điểmvốn đầu từ rất lớn, lên tới hàng trăm triệu USD, nên chỉ vài phần trăm thôi thì ngân sách cũng bị vượt lên đáng kể. Bên cạnh đó còn là rủi ro về biến dộng giá trên thị trường khiến tổng mức đầu tư bị đội lên. HCinhs điều này đã làm "chùn tay" không ít chủ đầu tư.

Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, chủ đầu tư nên lưu tâm đến giá trị đầu tư dài hạn hơn là chi phí trong ngắn hạn. Bởi lẽ việc "liệu cơm gắp mắm", sau đó mới cải tạo, nâng cấp là quan niệm sai lầm, thậm chí còn "lợi bất cập hại". Theo ông Lê Duy Khôi, việc cải tạp một nhà máy hiện hữu gặp rất nhiều khó khăn do ở thời điểm cải tạp có thể sẽ có những quy định, quy chuẩn mới khiến việc cải tạo trở nên rất phức tạp. Mức chi phí cho việc cải tạo cũng rất lớn, đôi khi còn lớn hơn so với việc xây mới, chưa kể tới việc trong thời gian cải tạo, các hoạt động sản xuất bên trong nhà máy sẽ bị ngưng trệ, ảnh hưởng tới năng lực đáp ứng đơn hàng của doanh nghiệp. Do đó, việc chuẩn hóa thiết kế, xây dựng ngay từ ban đầu, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn cần thiết là chìa khóa cho sự vận hành ổn định cho nhà máy trong tương lại.

Ông Lê Duy Khôi cũng đưa ra lưu ý đối với các nhà máy nằm tại những khu vực có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, có độ ăn mòn cao. Khi đó, các công trình nên lựa chọn sản phẩm có hàm lượng phủ mạ cao. Snanr phẩm tôn COLORBOND® của NS BlueScope đáp ứng được yêu cầu này.

"Thực tế tại một số nhà máy đã vận hành được hơn 15 năm, tôn của NS BlueScope vẫn còn bền màu và chưa hề bị rỉ sét" - ông Lê Duy Khôi nhấn mạnh.

Làm sao để đạt được sự cân bằng giữa năng lực tài chính và mục tiêu kỳ vọng là câu hỏi được đặt ra cho hầu hết các dự án đầu tư. Thiết kế đẹp, bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn của cả cơ quan chức năng lẫn tiêu chuẩn mềm từ thị trường quốc tế... là những tiêu chí mà chủ đầu tư nào cũng hướng tới. Nhưng với ngân sách có hạn, rất khó để đạt được cùng lúc tất cả các mục tiêu đó.

Ở góc đọ tư vấn, ông Lê Duy Khôi chie ra rằng, sẽ có một số điểm mà chủ đầu tư nên làm ngay từ đầu và một số điểm chưa cần làm ngay. Thay vào đó, chỉ cần làm công tác chuẩn bị để có thể dễ dàng mở rộng, cải tiến trong tương lai. "Một thiết kế mở sẽ giúp giải quyết được bài toán này" - ông Khôi chia sẻ.

Ví dụ, nếu ngân sách hiện tại chưa cho phép lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời thì cần lưu ý tính toán làm sao để trong tương lai có thể lắp đặt trên mái của nhà máy. Ngoài ra, đối với phần mái, trong tương lai nhà máy không thể dừng hoạt động để cải tạo mái. Do đó, các giải pháp để mái phải được hoàn thiện ngay từ ban đầu và dự phòng cho tải trọng của hệ thống pin ngăng lượng mặt trời trong tương lai.

Đặc biệt, thao ông Khôi, bên cạnh việc tự đầu tư hệ thống pin năng lượng mặt trời, các nhà máy cũng có thể tính tới chuyện cho thuê phần mái để đơn vị khác đầu tư hệ thống điện mặt trời, sau đó mua lại năng lượng điện sản xuất được từ đây thông qua phương án hợp tác mua bán điện (PPA) với giá rẻ hơn so với mua từ EVN. Đây là một hình thức đang phổ biến hiện nay, vừa giúp doanh nghiệp có điểm cộng về năng lượn tái tạo, lại vừa có nguồn điện từ năng lượng mặt trời.

Tương tự với phần nền. Khi nhà máy đã đi vào hoạt động sẽ có rất nhiều máy móc, thiết bị được lắp đặt bên trong. Do đó, sẽ không thể ngừng lại để ép cọc thêm hay cải tạo được. Do đó, các giải pháp liên quan đến nền cũng cần được tính toán kỹ lưỡng và hoàn thiện ngay từ đầu.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng lưu ý rằng, việc cắt giảm chi phí cho vật liệu bên vững có thể dẫn tới rủi ro phát sinh chi phí sửa chữa, bảo trì trong tương lai, chưa kể tới việc hoạt động sản xuất bị gián đoạn trong thời gian sửa chữa. Trong khi đó, việc đáp ứng các tiêu chuẩn về công trình xanh còn mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tiếp cận nguồn tín dụng xanh với chi phí thấp và nhiều ưu đãi từ ngân hàng, quỹ đầu tư, các tỏ chức quốc tế...

Là nhà cung cấp các giải pháp thép m ạ hàng đầu cho các công trình xây dựng tại Việt Nam, các sản phẩm của NS BlueScope là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu của nhiều đơn vị tư vấn, thiết kế, thi công công trình xanh.

Trong đó, tôn COLORBOND® là sản phẩm cao cấp của tập đoàn NS BlueScope sản xuất trên dây chuyền mạ nhúng nóng liên tục theo tiêu chuẩn Úc, tích hợp công nghệ ACTIVATE™ sở hữu 20 bằng sáng chế được bảo hộ toàn cầu cho cấu trục ma trận 4 lớp độc đáo.

Nhằm đảm bảo Tôn COLORBOND® tích hợp công nghệ Activate™ đạt được độ bền cao nhất, NS BlueScope đã thực hiện một chương trình thử nghiệm toàn diện trong hơn 12 năm. Trong đó, hơn 8.000 tấm mẫu được thử nghiệm phun muối trong phòng thí nghiệm, hơn 10.000 tấm mẫu khác được phơi mẫu tại 22 điểm khác nhau ở Úc và trên toàn thế giới, trong các điều kiện thực tế và các môi trường khắc nghiệt. Kết quả thử nghiệm được xác nhận bởi Viện Nghiên cứu ăn mòn Pháp (FCI) cho thấy Tôn COLORBOND® thế hệ mới có độ bền tối ưu, đặc biệt là khả năng chống ăn mòn vượt trội tại mép cắt, lỗ vít và vết trầy xướt.

Bí quyết chống ăn mòn vượt trội của công nghệ Activate™ nằm ở thành phần và cấu trúc ma trận bốn lớp độc đáo nên bốn rào cản bảo vệ thép nền. Cấu trúc ma trận bốn lớp này cho phép tôn COLORBOND® thế hệ mới có khả năng tự trám tại mép cắt, lỗ vít và vết trầy xướt, từ đó chống ăn mòn cho mái và vách tôn, tăng tuổi thọ của công trình. Công nghệ Activate™ cho thấy khả năng chống ăn mòn vượt trội sau 22 năm phơi mẫu tại cùng biển Bellambl Ponit, Úc. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với các nhà máy có lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời sẽ phức tạp và tốn kém hơn rất nhiều. Do đó, độ bền và khả năng chống ăn mòn vượt trội của tôn COLORBOND® sẽ giúp tiết kiệm chi phí và công sức không nhỏ cho các nhà xưởng.


Bình luận


Bài viết liên quan