NHỮNG LƯU Ý VỀ VẬT LIỆU PHÒNG SẠCH CHO NHÀ MÁY DƯỢC PHẨM ĐẠT GMP TIÊN TIẾN

NHỮNG LƯU Ý VỀ VẬT LIỆU PHÒNG SẠCH CHO NHÀ MÁY DƯỢC PHẨM ĐẠT GMP TIÊN TIẾN

Ngành dược là một ngành yêu cầu nhà xưởng phải sạch (hạn chế tối đa vi khuẩn, bám bụi) hơn các ngành khác. Bởi chất lượng nhà xưởng của ngành dược ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thuốc. Hiện các doanh nghiệp có nhà máy sản xuất dược cũng như các chuyên gia tư vấn dược đều nhận thức được về vai trò của vật liệu xây dựng phòng sạch cho các nhà xưởng. Tại Việt Nam, thị trường sandwich panel đã có dòng sản phẩm tôn cho trần và vách ngăn với công nghệ mới, kháng khuẩn đến 99,9% – giải bài toán trăn trở về phòng sạch của chủ đầu tư nhà máy dược.

Công ty Cổ phần Dược trang thiết bị y tế Bình Định là một doanh nghiệp có 40 năm tuổi đời. Hiện công ty này đang sở hữu nhà máy sản xuất đã đi vào vận hành và đang triển khai đầu tư xây dựng thêm một nhà máy nữa để mở rộng quy mô sản xuất.

Bà Phạm Thị Thanh Hương, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược trang thiết bị y tế Bình Định, chia sẻ ngay sau khi tham dự diễn đàn CEO “Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành sản xuất dược” – do Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức với sự đồng hành của NS BlueScope Việt Nam, bà đã đề nghị các cộng sự tìm hiểu về loại vật liệu mới để xây dựng nhà xưởng theo tiêu chuẩn sạch, kháng khuẩn. Sản phẩm doanh nghiệp quan tâm là vách cho phòng sạch COLORBOND® for Panel | Clean Room công nghệ khử khuẩn.

Trên thực tế, để xây dựng nhà máy dược phẩm theo tiêu chuẩn GMP, vật liệu là một yếu tố rất quan trọng. Nếu nhà xưởng tốt, vật liệu bền thì khả năng phát sinh bụi ít, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Từ đó giúp tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp. Nếu nhà xưởng không đạt đến tiêu chuẩn kháng khuẩn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguyên liệu và thuốc sản xuất ra. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tốn kém chi phí và thời gian cho việc khắc phục, xử lý.

Bà Hương cho hay, trước đây khi chưa có vật liệu nhà xưởng ứng dụng công nghệ kháng khuẩn, các nhà máy phải thực hiện vệ sinh tường, trần liên tục để đạt đến tiêu chuẩn phòng sạch. Nếu vật liệu có tính kháng khuẩn sẽ giúp doanh nghiệp không phải dùng hóa chất trong quá trình diệt khuẩn, từ đó quy trình diệt khuẩn, khử khuẩn sẽ đơn giản hơn và ít tạo tác động đến môi trường. Doanh nghiệp vừa tiết kiệm kinh phí vừa góp phần vào việc bảo vệ môi trường, trong quá trình đảm bảo yêu cầu phòng sạch cho sản xuất.

Còn ông Trương Cao Tuệ, Giám đốc Sản xuất, Đăng ký và An toàn sản phẩm, Công ty Dược Nippon Chamiphar Việt Nam, chia sẻ bản thân đã tham gia từ đầu quá trình thiết lập nhà máy với vốn đầu tư 1.100 tỉ đồng của công ty.

Với kinh nghiệm xây dựng nhà máy dược Nippon Chamiphar Việt Nam, ông Tuệ cho biết, để đạt được tiêu chuẩn WHO GMP hay EU GMP phải có cơ sở vật chất đảm bảo. Điều kiện sản xuất, nhà xưởng không tốt, độ ẩm, nhiệt độ không đạt, vi sinh không đạt chắc chắn không sản xuất được.

Nếu vật liệu xây dựng nhà xưởng có tính năng kháng khuẩn sẽ giúp cho doanh nghiệp yên tâm trong quá trình xây dựng và vận hành nhà xưởng. Bởi vì việc duy trì để phòng sạch không nhiễm khuẩn, không bụi là khâu tốn tiền nhất trong sản xuất dược phẩm. Bên cạnh đó, vách cho phòng sạch là không dễ thay thế nên cần đầu tư loại tốt ngay từ giai đoạn xây dựng ban đầu.

Được biết, Otsuka Việt Nam là một doanh nghiệp có sử dụng tôn kháng khuẩn của Công ty NS BlueScope Việt Nam để xây dựng nhà máy.

Tại diễn đàn CEO “Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành sản xuất dược”, ông Hashimoto Daisuke, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dược phẩm Otsuka Việt Nam, cho biết: “Otsuka Việt Nam đã thành lập ở Việt Nam từ năm 2003. Hiện tại công ty có 2 nhà xưởng ở Đồng Nai đã được cấp chứng nhận J-GMP. Sản phẩm của Otsuka Việt Nam được xuất khẩu sang Nhật Bản. Doanh nghiệp mong muốn đưa những dược phẩm mang chất lượng Nhật Bản đến với người dân Việt Nam”.


Ở góc độ là doanh nghiệp tư vấn xây dựng nhà xưởng dược, ông Đào Xuân Hưởng, Chủ tịch Công ty cổ phần GMPc Việt Nam cho rằng, dược phẩm là một sản phẩm đặc biệt, dùng để chữa bệnh, nên chất lượng là tiêu chí ưu tiên hàng đầu. Sản xuất dược phẩm là một lĩnh vực đặc thù, chịu sự quản lý chặt chẽ của Bộ Y tế. Các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm bắt buộc phải đạt chứng nhận, tiêu chuẩn WHO GMP mới đủ điều kiện được phép sản xuất.

Nói về vật liệu làm vách, trần của nhà máy dược, ông Hưởng cho biết hầu hết được sử dụng là tấm sandwich panel. Vật liệu này được cấu tạo bởi hai mặt tôn bên ngoài và lớp lõi bên trong (thường là các vật liệu như PU, PIR). Trước đây, các chủ đầu tư, cán bộ kỹ thuật hay thiết kế nhà xưởng, thường chỉ chú trọng vào vật liệu ở giữa mà ít chú trọng đến đặc tính kỹ thuật của tấm tôn bề mặt.

Vị chuyên gia này cho rằng, tôn là bề mặt của tấm panel nên tiếp xúc trực tiếp tới môi trường (không khí) của phòng sản xuất. Bụi và vi sinh vật trên bề mặt tấm tôn này có nguy cơ nhiễm chéo, ảnh hưởng tới chất lượng của thuốc. Về thẩm mỹ độ bóng bề mặt 25% phù hợp cho sử dụng cho vách và trần. Các nhà máy sử dụng thiết bị bóng như gương, tường sáng loáng sẽ không phù hợp. Bởi khi công nhân di chuyển trong nhà máy mà thấy như đang soi gương, nhìn thấy mình đang di chuyển thì không tập trung vào sản xuất được.


Ra mắt sản phẩm trong tháng 6-2022, NS BlueScope Việt Nam đã đem lại một cuộc cách mạng trong phân khúc sandwich panel khi phát triển dòng tôn mạ chuyên biệt đầu tiên trên thị trường cho ứng dụng sandwich panel phòng sạch: tôn mạ màu COLORBOND® for Panel | Clean Room.

Theo đó, dòng sản phẩm đặc biệt này có khả năng kháng khuẩn bề mặt đến 99.9% nhờ công nghệ S.T.A.R.Vi, vô hiệu hóa khả năng phát triển và sinh sôi của chủng khuẩn Gram (-) và (+). Đặc biệt, hiệu quả kháng khuẩn của tôn COLORBOND® for Panel | Clean Room cũng được kiểm tra tại trung tâm kiểm định SGS theo JIS Z2801:2010 (tiêu chuẩn Nhật).

Với công nghệ mạ ma trận 4 lớp Activate™ độc quyền đã được BlueScope nghiên cứu và thử nghiệm hơn 20 năm với trên 18.000 mẫu thử, tôn COLORBOND® for Panel | Clean Room giúp đảm bảo độ bền của công trình với khả năng chống ăn mòn, kể cả trong điều kiện khắc nghiệt.

Không chỉ giải bài toán về “kháng khuẩn” bề mặt cho chủ đầu tư, dòng sản phẩm còn sở hữu lớp sơn mặt dưới STICK+ Foam có công thức đặc biệt, giúp tăng cường độ bám dính tối ưu lên bề mặt lớp cách nhiệt. Đồng thời, bề mặt thép mạ có độ bóng bề mặt hoàn hảo (chỉ 25%) giúp giảm hiện tượng chói và khuyết điểm bề mặt, tạo bề mặt panel phẳng hơn so với các sản phẩm thép mạ thông thường có độ bóng cao (45% – 60%).


Bình luận


Bài viết liên quan