NGÀNH THỦY SẢN NĂM 2023: CÁC XU HƯỚNG NỔI BẬT

NGÀNH THỦY SẢN NĂM 2023: CÁC XU HƯỚNG NỔI BẬT

Xuất khẩu thủy sản đang dần lấy lại đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm khi thu hẹp mức giảm so với 9 tháng đầu năm 2023. Ngành thuỷ sản Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế trên bản đồ thuỷ sản thế giới nhờ những lợi thế nhất định. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị để nắm bắt các cơ hội từ sự phục hồi trên các thị trường.

Xuất khẩu thủy sản có dấu hiệu khởi sắc

Với diễn biến hồi phục dần từ các thị trường, dự báo xuất khẩu thủy sản quý IV có thể mang về khoảng 2,4 tỷ USD tương đương cùng kỳ năm ngoái, đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm 2023 lên 9 tỷ USD, theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).

VASEP cho biết 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản cả nước đạt 6,6 tỷ USD, giảm 22,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu giảm sâu trong giai đoạn nửa đầu năm với 27%. Từ tháng 6 trở đi tăng trưởng âm thu hẹp dần. Riêng trong tháng 9, doanh số xuất khẩu chỉ còn thấp hơn 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhóm 3 sản phẩm chủ lực gồm tôm, cá tra, cá ngừ đều có tín hiệu tích cực hơn trong quý III. Với tôm, sau khi giảm 28% trong quý II, sang quý vừa qua, xuất khẩu mặt hàng này chỉ thấp hơn 13% so với cùng kỳ 2022. Hay cá tra có doanh số thấp hơn 12% và cá ngừ giảm gần 8%, so với mức giảm hai con số trong quý II lần lượt là 41% và 31%.

Mặt hàng cua, ghẹ (chủ yếu là ghẹ) cũng có kim ngạch xuất khẩu tăng vượt bậc trong quý III, gấp hơn 1,5 lần so với quý II và tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhìn chung, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong quý III chỉ thấp hơn 12% so với cùng kỳ năm ngoái, cũng là mức giảm ít nhất trong 3 quý đầu năm.

Trong sự phục hồi của ngành thủy sản, các doanh nghiệp đã xoay xở nhiều giải pháp như tìm cách đa dạng mặt hàng, tìm kiếm thêm thị trường ngách, và nâng cấp công nghệ. Gần một nửa trong gói tín dụng 15.000 tỷ đồng cho vay lâm sản, thủy sản đã được giải ngân chỉ trong vòng 3 tháng gần đây. Kết quả này cũng được kỳ vọng là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản trong 3 tháng cuối năm.

Lợi thế của ngành thủy sản Việt Nam

Theo VASEP, ngành thuỷ sản Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế trên bản đồ thuỷ sản thế giới nhờ ba lợi thế:

Cơ hội cho doanh nghiệp thủy sản Việt Nam

Một điểm đáng lưu ý là việc người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn sản phẩm sơ chế, có giá rẻ gần đây chỉ là cục diện ngắn hạn khi bị ảnh hưởng thu nhập từ kinh tế suy giảm, lạm phát và hoạt động của các chuỗi nhà hàng chưa được khôi phục. Các doanh nghiệp vẫn xác định sản phẩm giá trị gia tăng là lợi thế đã làm nên thương hiệu cho thuỷ sản Việt Nam, không vì khó khăn trước mắt mà thay đổi chiến lược phát triển.

Triển vọng phát triển ngành thủy sản Việt Nam

Chương trình quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021- 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành vào tháng 8/2022, vạch ra kế hoạch phát triển cho ngành thủy sản và nuôi trồng thủy sản Việt Nam, bao gồm các mục tiêu cho hai giai đoạn 5 năm.

Như vậy, ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam đã cho thấy những con số tăng trưởng đầy hứa hẹn và tận dụng nhu cầu ngày càng tăng trên toàn cầu đối với các sản phẩm nuôi trồng thủy sản. Hơn nữa, kế hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản được phê duyệt gần đây cũng tạo thêm nhiều cơ hội trong lĩnh vực này.

Ngoài việc sử dụng màng chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu về độ truyền sáng, chống tia UV thì yếu tố về những liên kết để đảm bảo hệ màng hoạt động ổn định trong điều kiện gió mạnh của trại tôm cũng rất quan trọng. Đặc biệt các liên kết phải đồng bộ về chất lượng cũng như được kiểm nghiệm đầy đủ. Tùy theo quy mô nuôi tôm và kích thước hồ nuôi mà hệ khung nhà màng cần vượt nhịp lớn. Chính vì vậy, việc thiết kế nhà màng phải vừa đảm bảo chịu lực vừa tối ưu về mặt chi phí, giúp tăng hiệu quả kinh tế.


Bình luận


Bài viết liên quan