SAU DỊCH CORONA , NGÀNH NÔNG NGHIỆP SẼ LÀM GÌ ĐỂ GIỮ NHỊP TĂNG TRƯỞNG ?

SAU DỊCH CORONA , NGÀNH NÔNG NGHIỆP SẼ LÀM GÌ ĐỂ GIỮ NHỊP TĂNG TRƯỞNG ?

Theo các chuyên gia kinh tế, năm 2020 ngành nông nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó khăn do: dịch virus Corona chủng mới, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, dịch tả lợn châu Phi chưa được khống chế hoàn toàn, dịch cúm gia cầm H5N6, H5N1 và thẻ vàng xuất khẩu thủy sản khai thác biển do Ủy ban châu Âu đưa ra chưa được gỡ bỏ… Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng nhận định rằng, nếu Việt Nam khống chế được dịch tả lợn châu Phi và chăn nuôi heo hồi phục, cùng với việc mở rộng thị trường tốt thì mức tăng trưởng các ngành này được dự báo sẽ hồi phục trong quý III và quý IV năm 2020.

Đơn cử như với ngành hàng lúa gạo, trong cuộc họp bàn với 10 doanh nghiệp xuất khẩu đầu ngành này mới đây, ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương đánh giá: Tác động của dịch cúm với ngành gạo hiện chưa nhiều vì trong tháng 1 – 2020 dù rơi vào thời điểm nghỉ tết nhưng xuất khẩu gạo vẫn đạt trên 410 ngàn tấn, trị giá trên 196 triệu USD. Giảm 4,6% về lượng nhưng tăng 2,2% về giá trị. Đây là một tín hiệu đáng mừng. Ông Khánh cũng dự báo nhiều khả năng xuất khẩu gạo sẽ tăng tốt ở các tháng tới do tiêu thụ tại châu Phi khả quan còn nhu cầu nhập khẩu của Ấn Độ, Trung Quốc sẽ tương đương năm ngoái. Từ đó, Bộ Công Thương dự báo xuất khẩu gạo năm 2020 sẽ ở mức tương đương năm 2019, đạt khoảng trên 6 triệu tấn gạo.

Còn với thủy sản, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Việt Nam (VASEP) cho biết, tác động của dịch Corona đến xuất khẩu thủy sản trong những tháng đầu năm chưa quá trầm trọng. Lý do, theo thông lệ sớm nhất cũng phải sau tháng 3, tháng 4 hàng năm, các đơn hàng nhập thủy sản của Trung Quốc mới bắt đầu tăng lên.

Cũng theo ông Hòe, năm 2020 sẽ diễn ra nhiều sự kiện lớn như Thế vận hội Olympic Tokyo 2020, vòng chung kết Euro 2020, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng thủy sản trên thị trường Nhật Bản và các nước châu Âu, đặc biệt là tôm, nên nhu cầu tiêu thụ tôm dự kiến tăng, tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu tôm trên thế giới. Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để tăng xuất khẩu.

Thực tế, với những doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu không bị phụ thuộc vào Trung Quốc, việc xuất khẩu không bị giảm. Đại diện Công ty CP Việt Long Sài Gòn khẳng định, tình hình dịch bệnh không ảnh hưởng gì tới hoạt động xuất khẩu của công ty qua EU, Mỹ, Nhật Bản. Hiện các đơn hàng vẫn thực hiện bình thường, không có sự gián đoạn.

Tương tự với các doanh nghiệp gỗ, ông Nguyễn Liêm, Giám đốc Công ty Lâm Việt chia sẻ, dịch cúm Corona không ảnh hưởng nhiều đến việc xuất khẩu của các doanh nghiệp gỗ vì phần lớn sản phẩm gỗ và đồ gỗ của Việt Nam xuất sang các thị trường khác như Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản. Về nguồn nguyên phụ liệu cũng không ảnh hưởng nhiều, đa phần nguyên phụ liệu trong sản xuất đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt là nhập từ Mỹ, Châu Âu, Đài Loan, Đức, Ý và một số thị trường khác có nguồn gốc gỗ bền vững.

Mặc dù các chuyên gia và nhiều doanh nghiệp tỏ ra khá lạc quan song tác động của dịch cúm Corona với ngành nông nghiệp là điều khó tránh khỏi. Thực tế cho thấy, xuất khẩu hàng nông sản đang bị sụt giảm nghiêm trọng ở thị trường Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp còn lo ngại khi dịch cúm đi qua, nhu cầu của thị trường ít nhiều sẽ sụt giảm. Trong bối cảnh đó, để giảm tối đa thiệt hại nhiều giải pháp ứng phó đã được các doanh nghiệp cấp bách đưa ra thực hiện.

  • Hiệp hội Rau quả Việt Nam: khuyến cáo các doanh nghiệp chuyển huớng qua một số thị trường tiềm năng…

Ông Đặng Phúc Nguyên – Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, hồi đầu năm nay Hiệp hội dự kiến rau quả Việt Nam sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 5 tỷ USD trong 2020. Tuy nhiên từ sau tết tới nay diễn biến xuất khẩu đã đảo chiều vì chỉ tính riêng thị trường Trung Quốc, mỗi tháng rau quả xuất khẩu giảm khoảng 200 triệu USD. Nếu tình trạng kéo dài thiệt hại là không nhỏ và hiệp hội ước tính xuất khẩu năm nay chỉ khoảng 3 tỷ USD.

  • Thủy sản: quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, quản lý chất lượng con giống, tập huấn sản xuất

Với thủy sản, theo VASEP không thể đoán trước được kịch bản nào sẽ xảy ra. Vì thế VASEP đang tích cực làm việc với doanh nghiệp đầu ngành để quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, quản lý chất lượng con giống, tập huấn sản xuất theo chuẩn VietGAP, GlobalGAP… cho bà con nông dân nhằm sẵn sàng tái nuôi tôm, cá tra ngay khi dịch kết thúc; song song đó khuyến nghị doanh nghiệp nghiên cứu kỹ các Hiệp định FTA thế hệ mới cũng như chuẩn bị tốt các chứng nhận liên quan đến môi trường, trách nhiệm xã hội.

  • Lúa gạo: theo dõi sát thị trường, kịp thời kiến nghị giải pháp
  • EDoanh nghiệp: sản xuất theo chuỗi giá trị, kiểm soát chặt chẽ quy trình

Ông Nguyễn Tiến Dũng – Phó giám đốc kinh doanh lương thực Tập đoàn Lộc Trời, cho biết, doanh nghiệp này ngoài sản xuất lúa gạo theo chuỗi giá trị, tạo vùng nguyên liệu để kiểm soát chặt quy trình từ khâu trồng trọt đến phân loại lúa khi thu hoạch, chế biến tại nhà máy còn giảm dần gạo đóng bao 25 – 50 kg và chủ yếu đưa ra sản phẩm đóng gói 5 – 10 kg. Việc làm này giúp Lộc Trời sẽ mở rộng được thị trường, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, từ đó nâng cao kim ngạch xuất khẩu.

  • Tiếp cận thị trường nội địa cũng được xem là giải pháp cấp bách để giảm áp lực lên xuất khẩu, và cần phải có chiến lược, hướng đi bài bản

GS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam nhận xét, “Chúng ta phải tính toán kỹ tới nhu cầu thực sự ở thị trường trong nước, đừng nghĩ trong nước có yêu cầu với sản phẩm thấp, như vậy là sai lầm”. Hiện nay các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội… người tiêu dùng rất quan tâm đến chất lượng, đặc biệt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Họ có xu hướng tiêu thụ các sản phẩm ngoại vì cho rằng đó là mặt hàng có chất lượng tốt.


Bình luận


Bài viết liên quan