TOÀN CẢNH THỊ TRƯỜNG Ô TÔ NĂM 2023: CÁC XU HƯỚNG NỔI BẬT

TOÀN CẢNH THỊ TRƯỜNG Ô TÔ NĂM 2023: CÁC XU HƯỚNG NỔI BẬT

Thị trường ô tô Việt Nam 2023 đã đi được hơn một nửa chặng đường với nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, các hãng xe đang kỳ vọng thị trường ô tô khởi sắc hơn trong những tháng cuối năm, khi nhu cầu mua sắm ô tô tăng trở lại và nhiều mẫu xe mới được tung ra thị trường, bù đắp cho sự suy giảm trong năm 2023.

Sự sụt giảm mạnh về doanh số bán hàng toàn thị trường ô tô đến từ nhiều nguyên nhân. Cụ thể, người tiêu dùng Việt Nam đang thận trọng hơn trong thói quen chi tiêu của mình giữa cuộc khủng hoảng giá cả toàn cầu và lạm phát vẫn đang tiếp tục lan rộng nhiều quốc gia trên thế giới. Trong khi đó, lãi suất cho vay mua ô tô vẫn duy trì ở mức cao, trong khi phần lớn người mua phải đi vay để mua sắm xe mới.

VinFast, nhà sản xuất ô tô điện lớn trong nước tại Việt Nam, đã bàn giao 9.535 xe ô tô điện10.182 xe máy điện trong quý 2 năm 2023.

Bên cạnh dãy sản phẩm ô tô điện hiện có, VinFast sẽ ra mắt mẫu xe điện nhỏ gọn cạnh tranh với mẫu Wuling Hongguang Mini EV từ TMT của Trung Quốc, dự kiến sẽ có mặt tại Việt Nam vào cuối năm 2023.

Vào cuối năm 2022, Mercedes – Benz Việt Nam đã ra mắt dòng xe thuần điện EQS đầu tiên tại Việt Nam. Trong năm 2023, Mercedes – Benz sẽ đưa thêm 3 mẫu SUV thuần điện về Việt Nam.

Các thương hiệu lớn trong phân khúc xe sang như BMW, Porsche, Audi, Volvo cũng lần lượt giới thiệu những mẫu xe điện cũng như chiến lược hoàn thiện danh mục xe điện của họ tại thị trường Việt Nam trong tương lai gần.

Chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2023 đến hết năm 2023 theo Nghị định số 41/2023/NĐ-CP của Chính phủ về mức thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Đây là lần thứ 3 trong vòng 3 năm trở lại đây, chính sách ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước được ban hành.

Trong bối cảnh sức mua trên thị trường ô tô Việt Nam từ đầu năm 2023 đến nay liên tục sụt giảm, chính sách này được các doanh nghiệp kinh doanh ô tô trong nước kỳ vọng sẽ tạo động lực kích cầu, kích thích tâm lý mua sắm ô tô của người dân, đồng thời giúp các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ô tô lấy lại đà tăng trưởng doanh số.

Chính phủ cũng ban hành Nghị định 36/2023/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước. Cụ thể, thời hạn nộp thuế môn bài phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6, 7, 8, 9 chậm nhất là ngày 20 tháng 11 năm 2023. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 6 năm 23 đến hết năm nay.

Hết thời gian gia hạn theo Nghị định này, việc nộp số thuế này sẽ được thực hiện theo quy định hiện hành. Từ năm 2020, đây là lần thứ 4 thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được gia hạn nhằm hỗ trợ và phục hồi sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Với quy mô dân số 100 triệu người và nhiều dư địa phát triển trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ô tô.


Theo ông Genet, hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước rõ ràng được hưởng lợi từ việc nộp thuế tiêu thụ đặc biệt chậm. Sự hiện diện của các thương hiệu mới được lắp ráp trong nước cùng với việc tung ra các mẫu xe mới sẽ hỗ trợ sản xuất vào cuối năm 2023 nhờ lượng hàng tồn kho được tích lũy ban đầu khi mới ra mắt. Xu hướng này cũng sẽ có lợi cho hoạt động nhập khẩu vì các thương hiệu mới cần mở rộng phạm vi hoạt động nhanh hơn để cung cấp các mẫu CBU.


Bình luận


Bài viết liên quan