Sau nhiều tháng lao dốc, tình hình xuất khẩu dệt may đã cho thấy tín hiệu khởi sắc qua việc mức giảm đang từng bước được thu hẹp và sự quan tâm của các nhà mua hàng quốc tế đối với ngành dệt may Việt Nam tăng lên tại hàng loạt chương trình hội chợ, triển lãm trong thời gian gần đây.
Mới đây, Hội May – Thêu – Đan TP. Hồ Chí Minh (AGTEK) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập. Chia sẻ tại buổi lễ này, ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch AGTEK cho biết, từ đầu năm 2023 tới nay ngành dệt may gặp nhiều khó khăn khi đơn hàng xuất khẩu bị sụt giảm, tại thị trường trong nước, sức tiêu thụ cũng giảm.
Tuy nhiên, bước sang quý 4 năm 2023, tình hình của ngành đã có phần khởi sắc hơn khi thị trường nội địa và xuất khẩu bắt đầu có nhu cầu trở lại.
Ông Trần Ngọc Liêm, Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, cũng cho rằng đã xuất hiện một số tín hiệu hồi phục và cơ hội phát triển của ngành dệt may.
Thời gian qua, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.
Ghi nhận tại các hội chợ, triển lãm này, các đối tác từ Mỹ, châu Âu, Đông Bắc Á, Đông Nam Á… đến tìm hiểu sản phẩm may mặc Việt Nam có xu hướng tăng nhanh so với các tháng trước đó. Điều này đã tạo nền tảng cho sự phục hồi đơn hàng xuất khẩu dệt may trong thời gian tới.
Đặc biệt, bên cạnh hiệu quả trong việc tiếp cận khách hàng, việc tham gia các hội chợ, triển lãm còn giúp doanh nghiệp có cơ hội gặp gỡ các nhà cung cấp nguyên phụ liệu để đa dạng hóa nguồn cung, hay các nhà cung ứng máy móc thiết bị đáp ứng nhu cầu nâng cấp, đầu tư dây chuyền sản xuất đáp ứng các yêu cầu mới của thị trường.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, ngành dệt may Việt Nam hiện có 5 thị trường trọng điểm lớn. Trong đó, Mỹ là thị trường lớn nhất, chiếm tỷ trọng 44-46% tổng xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam vào thị trường toàn cầu. Tiếp đó là EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Kể từ sau đại dịch Covid-19, sản phẩm dệt may của Việt Nam đã xuất khẩu vào 77 thị trường và vùng lãnh thổ với khoảng 68 mặt hàng các loại.
Dù đã có tín hiệu phục hồi, song theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam,
Ông Liêm cũng đặt nhiều kỳ vọng vào tiềm năng của xuất khẩu dệt may sang Mỹ sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa qua. Việc hai quốc gia nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện là cơ hội tốt đối với xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng dệt may nói riêng. Để tận dụng tốt các cơ hội này trong thời gian tới, ngành dệt may cần tập trung nâng cao năng suất lao động, gia tăng giá trị sản phẩm và tăng cường sự chủ động và sáng tạo hơn nữa trong việc tìm kiếm nguồn cung nguyên phụ liệu, mở rộng quan hệ đối tác, bạn hàng, thị trường.
Bình luận