Phát Triển Bền Vững Trong Thập Niên Mới: Biến Thách Thức Thành Cơ Hội

Phát Triển Bền Vững Trong Thập Niên Mới: Biến Thách Thức Thành Cơ Hội

Rất nhiều các doanh nghiệp vẫn còn quan niệm rằng Kinh tế tuần hoàn chỉ đơn thuần là tái chế, tái tạo các sản phẩm đã qua sử dụng.Trong khi trên thực tế, bản chất của KTTH rộng lớn hơn, bao trùm hơn, đòi hỏi sự cải biến trong từng khâu của quá trình sản xuất, bắt đầu từ nghiên cứu, thiết kế và phát triển một sản phẩm, để sản phẩm đó sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm hơn, tiêu tốn ít năng lượng hơn trong quá trình sản xuất và vận hành, độ bền cao hơn, có thể sửa chữa và thay thế các linh kiện, phụ kiện dễ dàng, đồng thời khi kết thúc vòng đời có thể được trở thành nguyên liệu đầu vào cho càng nhiều ngành sản xuất khác càng tốt.

Ước tính, kinh tế tuần hoàn giúp thế giới có thể tiết kiệm 4.500 tỷ USD và tạo ra hàng triệu việc làm cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2030, riêng châu Âu có thể tiết kiệm 600 tỷ EUR (khoảng 660 tỷ USD) mỗi năm. Tính đến cuối năm 2018, đã có 34 quốc gia trên thế giới có bước tiến đầu tiên về luật pháp và chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Nhận thấy tầm quan trọng của kinh tế tuần hoàn, gần đây nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam đã định hướng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hướng tới sự phát triển bền vững nhằm đảm bảo tăng trưởng trong dài hạn và nâng cao uy tín thương hiệu.

kinh tế tuần hoàn
xu hướng tất yếu

Ước tính, kinh tế tuần hoàn giúp thế giới có thể tiết kiệm 4.500 tỷ USD và tạo ra hàng triệu việc làm cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2030, riêng châu Âu có thể tiết kiệm 600 tỷ EUR (khoảng 660 tỷ USD) mỗi năm. Tính đến cuối năm 2018, đã có 34 quốc gia trên thế giới có bước tiến đầu tiên về luật pháp và chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Nhận thấy tầm quan trọng của kinh tế tuần hoàn, gần đây nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam đã định hướng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hướng tới sự phát triển bền vững nhằm đảm bảo tăng trưởng trong dài hạn và nâng cao uy tín thương hiệu.


Tại buổi hội thảo “CEO Forum: Phát triển bền vững – yếu tố sống còn cho sự phát triển của doanh nghiệp” được tổ chức bởi NS BlueScope vừa qua, đại diện các doanh nghiệp trong từng lĩnh vực khác nhau đã chia sẻ về việc thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn để phát triển bền vững tại doanh nghiệp mình.


Sự ra đời của Liên minh tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) vào năm 2019 với những thành viên sáng lập là các doanh nghiệp FDI và nội địa như một ví dụ điển hình. Hiện PRO Việt Nam có 13 doanh nghiệp chung tay xây dựng chuỗi tái chế, phân loại rác, cũng như làm vững mạnh hệ sinh thái thu gom bao bì sẵn có. Mô hình này tái tạo toàn bộ vòng đời của bao bì sản phẩm, từ cách thiết kế, chế tạo bao bì từ vật liệu tái chế; các giải pháp thu gom, tái chế, tái sử dụng bao bì… Các thành viên cùng góp sức để tăng số điểm thu gom phế liệu, đảm bảo xử lý toàn bộ bao bì đã tiêu thụ, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng.

Góp phần vì một Việt Nam xanh, sạch, đẹp, hai thành viên sáng lập của Liên minh Tái chế Bao bì (PRO Việt Nam) là Công ty Nestlé Việt Nam và Công ty TNHH La Vie đã chung tay với các công ty hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và bao bì thực hiện chuỗi các hành động cụ thể để hiện thực hóa cam kết cho đến năm 2025 sẽ sử dụng 100% bao bì có thể tái chế hoặc tái sử dụng được, với tầm nhìn vì một tương lai không rác thải, tập trung vào 3 lĩnh vực:

Theo đó, đối với Công ty LaVie, các cải tiến về bao bì được thực hiện nhằm từng bước đạt mục tiêu có thể tái chế 100% hoặc tái sử dụng vào năm 2025. Các cải tiến gồm:

Trong 2020 và 2021, PRO Việt Nam và các công ty thành viên dự định sẽ thí điểm các dự án liên quan đến phân loại, thu gom và tái chế các loại bao bì điển hình, đánh giá mô hình vận hành phù hợp để thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn đối với bao bì tại Việt Nam đồng thời vận động chính sách để hoàn thiện chính sách EPR toàn diện tại Việt Nam.


Ông Bruno Fux, Giám đốc Ecocycle & Phát triển Bền vững INSEE Vietnam đã chia sẻ về quá trình quản lý chất thải chuyên nghiệp ngoài đồng xử lý, một dịch vụ tối ưu mà Ecocycle INSEE đang cung cấp cho các đối tác. INSEE là Công ty duy nhất có giấy phép cho các chất thải đặc biệt (PCB, thuốc trừ sâu). Để thúc đẩy quá trình xử lý chất thải rắn, doanh nghiệp này đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để xử lý các chất thải nguy hại như dầu PCB, thuốc trừ sâu hoặc khí HCFC.

INSEE Việt Nam đã đầu tư hơn 30 triệu USD cho tiền xử lý và đồng xử lý chất thải, từ đó giúp giảm thiểu 25.000 tấn CO2/ năm ra môi trường. Công ty cũng được đánh giá là đơn vị sản xuất xi măng có hệ số clinker thấp nhất trong ngành… Báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới khẳng định Ecocycle là công ty tiên phong và dẫn đầu về phương pháp xử lý chất thải và thu hồi năng lượng tại Việt Nam.

Ông Bruno Fux cũng cho rằng tuần hoàn rác thải là thiết yếu để hoàn thiện chuỗi giá trị. Trong tương lai, việc phân loại rác sẽ có hiệu quả cao hơn dựa trên công nghệ như cảm biến và robot để dễ dàng theo dõi các dòng chất thải / vật liệu … phân tích trực tuyến giá trị nhiệt, độ ẩm và hàm lượng clo với cảm biến cận hồng ngoại quét vật liệu trên băng tải (thực tế). Ông cũng đề nghị một số biện pháp cụ thể như đề ra cơ chế thưởng phạt cho người dân trong việc quản lý rác thải, quản lý chất thải tập trung đối với các đơn vị lớn, ủ phân tại nhà (phi tập trung) với các đơn vị nhỏ, tối ưu hoá mạng lưới để giảm chi phí vận tải v.v…


Cùng với những hoạt động thiết thực kể trên, để thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh với mô hình này cần có nguồn lực và đầu tư nghiêm túc. Theo đó, doanh nghiệp đầu tư không chỉ trong việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới thân thiện với môi trường, mà cần thay đổi quy trình – thiết bị sản xuất để hạn chế giảm thiểu khí thải ra môi trường.

Một sản phẩm khác mà Lysaght cũng giới thiệu gần đây ở thị trường Việt Nam là tấm sàn Lysaght®Bondek®II phục vụ cho nhu cầu các công trình nhiều tầng. Trong khi hầu hết các tấm sàn thép ngoài thị trường chỉ đóng vai trò như cốp pha cho sàn bê tông, Lysaght®Bondek®II ngoài việc làm cốp pha khi đổ bê tông còn đóng vai trò chịu lực cho công trình, nhờ đó không chỉ làm giảm thời gian thi công cho công trinh, giảm thiểu yếu tố rủi ro về tai nạn lao động mà còn giảm tổng chi phí đầu tư cho chủ dự án nhờ việc giảm thiểu 1 phần thép lớp dưới chịu lực của sàn.

Ngoài ra, về phía công ty mẹ – tập đoàn Bluescope, chúng tôi cũng có hàng loạt các hoạt động để giảm thiểu tác hại đến môi trường, như giảm khí thải CO2, giảm thiểu sử dụng nước thông qua mô hình tiết kiệm và tái sử dụng nước, giảm thiểu việc xả các chất thải rắn ra môi trường, lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời cho nhu cầu sử dụng điện ở khối văn phòng.

Với mục tiêu luôn hướng đến sự phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh và đóng góp cho cộng đồng, NS BlueScope Việt Nam đã tổ chức buổi hội thảo “CEO Forum: Sustainability – The Vitality For BusinessGrowth” vớisự góp mặt của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan và lãnh đạo của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng, sản xuất.


Bình luận