CƠ HỘI NÀO CHO KINH TẾ VIỆT NAM TĂNG TỐC VÀ BỨT PHÁ?

CƠ HỘI NÀO CHO KINH TẾ VIỆT NAM TĂNG TỐC VÀ BỨT PHÁ?

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã dùng 2 từ khóa để diễn tả về 2019 là “gian nan và dũng cảm”. Trong bối cảnh vô cùng gian nan với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, kinh tế thế giới giảm tốc, chiến trang thương mại Mỹ -Trung mang đến nhiều rắc rối cho kinh tế Việt Nam… thì cộng đồng DN Việt Nam đã rất dũng cảm vươn lên với 140 ngàn DN mới thành lập nếu tính cả DN quay trở lại hoạt động là 180 ngàn DN, đưa quy mô nền kinh tế đứng thứ 50 về tốc độ tăng trưởng quy mô trên toàn cầu.

  • Ông Nguyễn Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ NHNN cũng nhìn nhận 2019 là một năm thành công của điều hành chính sách tiền tệ luôn đảm bảo cán cân thanh toán, dòng vốn ổn định đã giúp nền kinh tế ổn định. Nhờ đó 2019 đánh dấu sự bứt phá của khối DN tư nhân. Xuất khẩu cả nước tăng 8% nhưng khu vực kinh tế tư nhân tăng tới 18%.

  • Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành đưa ra một bức tranh khá hoàn chỉnh trong bối cảnh kinh tế toàn cầu giảm tốc với nhiều biến động khó lường, chỉ tăng trưởng 3% thì kinh tế Việt Nam năm 2019 vẫn có nhiều điểm sáng đáng chú ý như: GDP tăng hơn 7,0% mức tăng cao nhất thế giới và khu vực với động lực chính là công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 11.3%). Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện tăng 10.2% so với 2018 trong đó nổi bật nhất là khu vực kinh tế tư nhân tăng 17.3% chiếm tỷ trọng 46% lớn nhất từ trước tới nay. Vốn đầu tư FDI tiếp tục giữ đà phát triển thực hiện ước đạt 20,4 tỷ USD tăng 6,7%. Xuất khẩu hàng hóa đạt hơn 263 tỷ tăng 8,1% với sự bứt tốc mạnh mẽ của khu vực kinh tế trong nước… Xuất siêu hàng hóa đạt 9 tỷ USD, cao nhất trong 4 năm liên tiếp cán cân thương mại hàng hóa thặng dư.

Biểu đồ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2019 trong một số lĩnh vực

  • Tuy nhiên trước những thành tựu của 2019, các chuyên gia vẫn chỉ ra những điểm yếu còn tồn tại như nợ công vẫn duy trì ở mức cao, chi phí trả nợ vay khi Việt Nam không còn nằm trong số các nước được hưởng các khoản vay ưu đãi. Tốc độ già hóa dân số của Việt Nam thuộc top cao nhất thế giới. Mặc dù lãi suất huy động có giảm dần nhưng lãi vay vẫn khó giảm bởi sự bất cân xứng giữa nguồn vốn dài hạn và ngắn hạn. Trong bối cảnh đó đòi hỏi mỗi DN phải có nhiều đổi mới, sáng tạo, tìm ra các hướng đi mới, còn Chính phủ cần nỗ lực cải cách để kinh tế Việt Nam có thể “bứt tốc” trong 2020.

Khu vực chế biến chế tạo tăng trưởng cao (11.7%) nhưng mức tồn kho cũng rất lớn (tồn kho 17% tính đến 30/9/2019). Du lịch Việt Nam đạt xấp xỉ 18 triệu khách nhưng đã đến điểm bùng phát theo đánh giá của WB (Worldbank). Nếu không có các cải tổ về hạ tầng, dịch vụ sẽ mang đến nhiều hệ luy vì bất kỳ sự tăng trưởng nào sẽ gây hại nếu không có sự phát triển tương ứng. Nguồn thu ngân sách nhà nước 70% thuộc về DN FDI. Nguồn thu từ sản xuất kinh doanh vào ngân sách nhà nước không đạt dù rằng đã điều chỉnh giảm mục tiêu.

  • Về xuất khẩu, phần lớn các thị trường đều giảm, ngoại trừ thị trường Mỹ tuy tăng nhưng vẫn đáng lo ngại. Đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP), có đến 30% GDP của Việt Nam đến từ hộ kinh tế gia đình, nhóm lĩnh vực kinh tế còn hoang sơ. Bên cạnh đó, chúng ta còn chứng kiến thị trường bất động sản, chứng khoán một năm trôi qua không có nhiều khởi sắc. Dù chúng ta có cải thiện về môi trường kinh doanh nhưng vẫn còn chưa cao. Môi trường kinh doanh chỉ mới đứng thứ 5 trong ASEAN, hành trình như vậy vẫn còn rất xa để vào top 4.

Biểu đồ cơ cấu thành phần kinh tế trong một số lĩnh vực

  • Đặc biệt theo ông Lộc, vấn đề cải cách thể chế là rất quan trọng trong 2020. Năm 2016, Việt Nam đã thành công khi cắt giảm điều kiện kinh doanh. Tuy nhiên hiện theo thống kê của VCCI vẫn còn 25 điểm chồng chéo trong pháp luật đầu tư kinh doanh cần phải cải cách. Nếu tập trung giải quyết các điểm nghẽn về luật pháp liên quan đến đầu tư kinh doanh thì đây sẽ là điểm đột phá lớn trong 2020.

  • Phân tích thêm về cơ hội tăng trưởng kinh tế trong 2020, ông Võ Trí Thành nhấn mạnh đến việc Việt Nam cần cân đối hơn nữa giữa tăng trưởng kinh tế và các yếu tố môi trường, xã hội. Bởi 2020 kinh tế thế giới dự báo tiếp tục giảm tốc và bất định. Với diễn biến chính trị Mỹ – Iran như hiện tại lạm phát sẽ gia tăng. Trong khi đó tăng trưởng chung công nghiệp quý 4/2019 đã chững lại, cộng với một thế giới như vậy thì Việt Nam sẽ cần phải cẩn trọng hơn với tăng trưởng.


Bình luận


Bài viết liên quan