"CÔNG NGHỆ ACTIVATE™ GIẢI PHÁP VẬT LIỆU TỐI ƯU CHO CÔNG TRÌNH TRONG MÔI TRƯỜNG KHẮC NGHIỆT"

"CÔNG NGHỆ ACTIVATE™ GIẢI PHÁP VẬT LIỆU TỐI ƯU CHO CÔNG TRÌNH TRONG MÔI TRƯỜNG KHẮC NGHIỆT"

Điều kiện môi trường có độ ẩm và nhiệt độ cao, cùng với vấn nạn ô nhiễm không khí cao do dân số đông cũng như sản xuất công nghiệp hóa của Việt Nam vốn dĩ đã là một thách thức lớn cho các công trình. Đặc biệt hơn khi nói đến môi trường vùng biển khắc nghiệt của nước ta khi có đường bờ biển dài đến 3.260 km, những thách thức dành cho các kiến trúc sư (KTS) cũng như các nhà đầu tư khi xây dựng các công trình ở đây thực sự không hề nhỏ. KTS Vũ Minh Tiến, CEO của EOS Architecture đã có vài chia sẻ với chúng tôi về những khó khăn và giải pháp cho vấn đề này.

Chắc chắn rồi, có rất nhiều vấn đề khác biệt môi trường. Ví dụ, Úc và New Zealand, ánh sáng ở đó khắc nghiệt hơn và trực tiếp hơn, dẫn đến các tấm lợp bị phai màu sớm. Trong khi đó, Việt Nam có độ ẩm và nhiệt độ cao, mức độ ô nhiễm khí quyển cao do dân số đô thị đông cũng như sản xuất công nghiệp hóa, tạo ra môi trường ăn mòn nhanh. Sự tương đồng giữa New Zealand, Úc và Việt Nam ở một mặt nào đó là có đường bờ biển dài. Bạn biết rằng các khu vực ven biển thường có gió biển và hơi ẩm mang hàm lượng muối cao, tác động nghiêm trọng đến qua trính ăn mòn. Vì vậy, điều đó rõ ràng gây ảnh hưởng tới tuổi thọ của tấm lợp.

Khi xem xét thiết kế cho môi trường khắc nghiệt, tôi cho rằng một trong những điều quan trọng là thông số kỹ thuật sản phẩm. Ở Việt Nam có xu hướng thay thế vật liệu tương tự trong các dự án. Sản phẩm có thể có công năng như nhau nhưng hiệu suất, chất lượng có thể không giống nhau. Vì vậy, thực sự, một trong những thách thức chính là chỉ định đúng sản phẩm.

Một điều quan trọng khác, đặc biệt với các kiến trúc sư trẻ, họ phải hiểu được chi tiết các thông số công nghiệp. Nghĩa là các thông số để đảm bảo dễ bảo trì, dễ làm sạch, để tránh các vấn đề về bụi bẩn và tháo dỡ linh động. Ngoài ra, cần phải hiểu được khả năng của vật liệu, nếu có nhiều vật liệu khác nhau thì bạn phải hiểu đặc tính ăn mòn chúng để có thể ghép lại với nhau hay phải tách ra, rồi mới đến việc xem xét độ bền của tấm lợp và độ bền của dự án.


Khi chỉ định vật liệu trong môi trường khắc nghiệt, điều quan trọng là phải hiểu trong môi trường đó có những gì. Tôi đã đến nhiều quốc gia, họ có các tiêu chuẩn cụ thể, trong đó có các khu vực môi trường khác nhau và dựa vào đó bạn có thể chọn sản phẩm được sản xuất phù hợp. Nhưng tại Việt Nam, tôi chưa thấy có tiêu chuẩn cụ thể cho những môi trường đặc thù như vậy. Do đó, tôi phải điều chỉnh dựa trên kinh nghiệm và cả tài liệu của nhà sản xuất.

Tiêu chí chính khi chỉ định một sản phẩm cho khu vực có độ ăn mòn cao, phù hợp với độ bền tôi mong muốn là sản phẩm đó có vật liệu cơ bản là gì, lớp phủ là gì, vật liệu và nguồn gốc của vật liệu có đáng tin cậy hay không, sản phẩm của họ được thử nghiệm trên thị trường chưa và kết quả kiểm chứng như thế nào? Bên cạnh đó, thời gian bảo hành cho vật liệu cũng là yếu tố cần xem xét kỹ lưỡng, vì tôi nghĩ việc đưa ra thời gian bảo hành thì rất dễ nhưng liệu công ty đó có tồn tại đủ lâu để bảo hành. Ngoài ra, việc cam kết đổi mới liên tục từ nhà sản xuất cũng được lưu tâm. Khoa học ngày càng phát triển, nhà sản xuất luôn nghiên cứu, cải tiến để đưa ra những vật liệu mới với chất lượng vượt trội đáp ứng nhu cầu của thị trường.


Tôi thường chỉ định sản phẩm của BlueScope khi làm việc ở nước ngoài, và tôi vẫn chọn sử dụng sản phẩm của BlueScope trong các dự án của mình tại Việt Nam, chủ yếu vì mức độ tin cậy của vật liệu và uy tín của công ty. Tôi cũng biết rằng họ thường xuyên có nghiên cứu và phát triển sản phẩm chuyên sâu. Gần đây, BlueScope vừa giới thiệu vật liệu mới được tích hợp công nghệ Activate™ sau 20 năm nghiên cứu và phát triển. Công nghệ này với tôi khá thú vị với khả năng chống ăn mòn vượt trội, tăng độ bền của sản phẩm. Đó là điều mà tôi chưa thấy được từ những thương hiệu khác cùng ngành.

Tôi lấy ví dụ, với một tấm tôn, ở những vị trí bị tác động như: khoan, cắt thì nó sẽ dễ bị oxi hóa hơn chỗ khác, dẫn đến ăn mòn nhanh. Nhưng với công nghệ Activate™, với cấu trúc ma trận 4 lớp, có khả năng năng tự trám tại mép cắt, lỗ vít và vết trầy xước, từ đó chống ăn mòn vượt trội cho mái và vách tôn, đó là một bước phát triển khá thú vị. Theo tôi, đây cũng là vật liệu tối ưu cho công trình trong môi trường khắc nghiệt.

Điều ấn tượng đối với tôi là công nghệ Activate™ có thể kéo dài đáng kể thời gian bảo hành của sản phẩm lên đến 36 năm. Lần đầu tiên, hãng áp dụng cả chế độ bảo hành ngay cả cho công trình trong môi trường sát biển. Điều đó giúp tôi an tâm khi chỉ định sản phẩm đưa vào dự án có tuổi thọ cao.


Có thể nói rằng thời gian bảo hành của sản phẩm BlueScope lên đến 36 năm là một điểm rất thu hút với cả kiến trúc sư và chủ đầu tư vì đây là một trong những yếu tố quan trọng khi chỉ định cũng như lựa chọn vật liệu cho công trình. Đối với kiến trúc sư, thời gian bảo hành dài sẽ giúp chúng tôi an tâm khi chỉ định vật liệu cho công trình, còn đối với chủ đầu tư, điều này có ý nghĩa rất lớn khi có thể tiết kiệm chi phí khi sử dụng vật liệu ít phải thay thế, sửa chữa trong suốt vòng đời của công trình đồng thời có thể an tâm về tuổi thọ của công trình.

Như tôi đã đề cập ở trên, số năm bảo hành luôn đi liền với uy tín của thương hiệu sản xuất sẽ mang lại sự yên tâm cao nhất cho cả kiến trúc sư lẫn chủ đầu tư.


Khi xem xét thiết kế và lựa chọn vật liệu, tính bền vững luôn được cân nhắc. Tôi nghĩ rất nhiều người, cả kiến trúc sư và chủ đầu tư cũng đều quan tâm đến yếu tố này. Khi chỉ định vật liệu, chúng tôi luôn quan tâm những yếu tố ảnh hưởng đến vòng đời dự án. Nghĩa là không chỉ dừng lại ở chi phí ban đầu mà còn là chi phí cho vật liệu trong suốt vòng đời dự án. Vật liệu có phải thay thế thường xuyên không? Có tái chế được không? Các tác động lên môi trường của vật liệu như thế nào? Điều đó rất quan trọng, đặc biệt khi bạn thực hiện dự án đòi hỏi chứng nhận môi trường.

Theo tôi, sử dụng vật liệu tích hợp công nghệ Activate™ là một giải pháp tốt cho các công trình trên vì rõ ràng là vật liệu càng bền thì nó càng có giá trị cao với chủ đầu tư và chất lượng của dự án. Thêm vào đó, sản phẩm của BlueScope còn có chứa thành phần tái chế cũng là một yếu tố thu hút cho các công trình cần đạt chứng nhận bền vững.


Bình luận


Bài viết liên quan