LÝ GIẢI TẦM QUAN TRỌNG  CỦA SẢN XUẤT XANH  CHO MỘT TƯƠNG LAI  TỐI THIỂU HÓA LƯỢNG CARBON

LÝ GIẢI TẦM QUAN TRỌNG CỦA SẢN XUẤT XANH CHO MỘT TƯƠNG LAI TỐI THIỂU HÓA LƯỢNG CARBON

Làm thế nào để chúng ta vừa phấn đấu cho sự phát triển công nghiệp trong khi vẫn nhận thức được tác động của ngành sản xuất đến môi trường?

Chúng ta cần tìm được sự cân bằng phù hợp. Rõ ràng, giờ là lúc cần thay đổi. Sản xuất xanh, một xu hướng công nghiệp nổi bật với tương lai lâu dài có thể đạt được về tính bền vững, giải quyết những thách thức môi trường này trên cấp độ hệ thống. Xu hướng này chính là lời hồi đáp kêu gọi để hành động.

Nói ngắn gọn, sản xuất xanh chính là thay đổi thói quen kinh doanh và sản xuất, cũng như tư duy của các bên liên quan, để giảm thiểu tác động của công nghiệp đối với biến đổi khí hậu và các mối lo ngại khác về môi trường.

Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư và Internet vạn vật công nghiệp (IIOT) mang đến những cơ hội mới để khám phá những đổi mới trong quá trình phát triển các vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường; năng lượng khử carbon; khai thác đổi mới kỹ thuật số để làm được nhiều hơn với nguồn lực ít hơn và kéo dài vòng đời của hàng hóa trong mô hình “tối thiểu hoá lượng chất thải ra đất”.

  • Giảm thiểu sử dụng tài nguyên và năng lượng thiên nhiên;
  • Vệt carbon thấp hơn trên toàn thế giới;
  • Những tiến bộ công nghệ giúp tối ưu hóa hiệu quả, khả năng phục hồi và tính bền vững trong toàn bộ vòng đời sản xuất, bao gồm chuỗi cung ứng;
  • Xây dựng một nền tảng vững chắc cho một nền kinh tế tuần hoàn toàn cầu.

Đây là một tiềm năng đáng chú ý để thay thế các vật liệu chứa nhiều carbon bằng các vật liệu chứa ít carbon hơn. Ví dụ, trong lĩnh vực xây dựng công trình nói chung, có thể sử dụng gỗ hoặc bê tông gốc pozzolan thay vì xi măng Portland để giảm thiểu ô nhiễm.

Cũng có thể cải tiến hệ thống xử lý vật liệu. Ví dụ, ngoài việc sử dụng các vật liệu điện tử thân thiện hơn như vật liệu sinh học đổi mới, các công ty điện tử giờ đây có thể thực hiện biện pháp đóng gói xanh. Một ví dụ điển hình là bao bì làm bằng rơm lúa mì, có thể giúp tiết kiệm 40% năng lượng và giảm 90% lượng nước cần thiết cho sản xuất.

Các công ty có thể hoặc nên áp dụng nhãn hiệu sinh thái nhằm cho khách hàng biết được giá trị của chúng còn ở mức nào. Và trong những năm tới qua các phân khúc sản xuất, hãy tìm kiếm những tiến bộ của blockchain để cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc xanh.

Kết quả đáng ghi nhận của phương pháp sản xuất xanh là tiết kiệm năng lượng. Ở đây, lợi ích môi trường và kinh doanh đi đôi với nhau. Chúng ta sẽ thấy được tương lai tươi sáng cho năng lượng khử carbon.

Mục tiêu này phần lớn có thể đạt được bằng cách khử carbon điện và điện khí hóa các quá trình. Chi phí khử carbon cũng có thể giảm đáng kể bằng cách kìm hãm sự tăng trưởng nhu cầu đối với vận chuyển sử dụng nhiều carbon.

Với sự đổi mới quy trình số hóa, ngay cả các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều năng lượng như sản xuất bê tông cũng có thể thúc đẩy các hoạt động hiệu quả, thân thiện với môi trường hơn.

Nhờ công nghệ IIoT và sự phát triển của các thiết bị thông minh được kết nối, các nhà sản xuất có thể ưu tiên các dự án sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên bên cạnh các mục tiêu về năng suất. Các tài sản được kết nối trong toàn bộ cơ sở có thể mang lại hiểu biết kỹ lưỡng về việc sử dụng năng lượng trong thời gian thực và quá khứ, cho phép các doanh nghiệp công nghiệp hợp lý hóa năng lượng và tài nguyên dưới góc độ tổng quát nhất.

Sản xuất xanh không chỉ thúc đẩy sản xuất vật liệu công nghệ cao mà còn đẩy mạnh thói quen tiết kiệm năng lượng. Xu hướng này đòi hỏi một sự thay đổi cơ bản trong chuỗi hành trình của sản phẩm.

Hành trình sản xuất xanh, và ngược lại, là một vòng tròn tuần hoàn. Hành trình này vượt ra ngoài cách tiếp cận 3R là “reduce, reuse, recycle” – “tiết giảm, tái sử dụng, tái chế” mà theo hướng tiếp cận 5R “repair, reuse, refurbish, re-manufacture, and recycle” – “sửa chữa, tái sử dụng, tân trang, tái sản xuất và tái chế”, từ đó thúc đẩy việc sử dụng tối ưu hóa tài nguyên và kéo dài tuổi thọ của sản phẩm. Việc đạt được mục tiêu “tối thiểu hoá lượng chất thải ra đất” là điều hoàn toàn có thể.

Ví dụ như: Sử dụng nguồn tài nguyên thứ cấp như nhôm tái chế, có thể tạo ra lượng khí thải CO2 ít hơn tới 95% so với lần đầu tiên sử dụng nguyên liệu ban đầu. Nếu các nhà xây dựng sử dụng vật liệu bền vững có thể tái chế thay vì vật liệu sử dụng một lần, chúng ta có thể thấy lượng khí carbon trong ngành này giảm đi đáng kể.

Sự thay đổi trở nên ý nghĩa khi chúng ta cùng chung tay thực hiện. Mở rộng tiếp cận doanh nghiệp là điều cần thiết.

Làm rõ hơn: sản xuất xanh chỉ đơn giản là công việc kinh doanh tốt. Điều này đưa ra những tiến bộ mang tính cách mạng về năng suất và hiệu quả mà không có những tồn tại về chất thải hay ô nhiễm. Tăng trưởng kinh tế có thể sẽ được tách rời khỏi suy thoái môi trường.

Sức mạnh thực sự của sản xuất xanh sẽ tự biểu lộ khi toàn bộ ngành công nghiệp bắt đầu tách rời nhau, theo đó sẽ thúc đẩy hành tinh hướng tới một thực tế ít carbon hơn. Nhiệm vụ xanh này là hoàn toàn có thể thực hiện được.

Theo weforum.org

Tác giả: Jean-Pascal Tricoire