THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Q2/2021

THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Q2/2021


Trong quý II của năm 2021, Việt Nam tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng khả quan ,GDP Q2.21 ước tính tăng 6,61% so với cùng kỳ năm trước, thúc đẩy GDP 6 tháng đầu năm 2021 tăng 5,64%, cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020, tuy nhiên vẫn thấp hơn tốc độ của những năm trước dịch Covid-19.

Dịch Covid-19 tái bùng phát từ cuối tháng 4/2021 đã đặt ra nhiều thách thức, rủi ro trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế”, trong đó có một số điểm đáng lưu ý như:


Doanh nghiệp đăng ký mới trong 6 tháng đầu năm gia tăng về cả số lượng và vốn đăng ký, tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Riêng về thị trường Bất động sản (BĐS) trong Q2/2021, theo báo cáo Nghiên cứu Tổng quan thị trường BĐS Việt Nam Q2/2021 do JLL Việt Nam thực hiện, ngoại trừ thị trường BĐS bán lẻ đang dậm chân tại chỗ, thị trường BĐS “sáng” hơn so với lo ngại, trong đó báo cáo đưa ra khá nhiều chỉ số khả quan trong 6 tháng vừa qua.


Tại khu vực miền Nam, theo báo cáo của JLL Việt Nam tỷ lệ lấp đầy KCN và NXXS lần lượt đạt 85% và 86%; vẫn giữ mức ổn định với nhiều giao dịch được hoàn thành tại Bà Rịa – Vũng Tàu bất chấp làn sóng Covid thứ 4, chủ yếu đến từ các nhà sản xuất công nghiệp nặng cần quỹ đất lớn. Có thể thấy rằng cả chủ đầu tư và khách thuê đã dần tìm ra các phương án đồng hành để tiếp tục hoạt động trong đại dịch. Ngược lại, NXXS ghi nhận sự mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp hiện hữu hơn những doanh nghiệp mới. Với các số liệu trên, có thể thấy đất công nghiệp là hình thức đầu tư sản xuất lâu dài vẫn luôn giữ đà tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm, trong khi giá thuê NXXS bị chững lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với loại hình BĐS xây sẵn này.


Với những tín hiệu lạc quan đối với nền sản xuất của Việt Nam và việc kiểm soát dịch bệnh, đất KCN được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh; NXXS sẽ sôi động trở lại với khoảng 940.000 m2 mới sẽ được tung vào thị trường vào cuối năm 2021. Với triển vọng lạc quan đối với nền sản xuất của Việt Nam trong tương lai, chính quyền các tỉnh không ngừng cải thiện và xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng, điển hình các dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây, Biên Hòa – Vũng Tàu, Bến Lức – Long Thành, tất cả đều nằm ở các thị trường công nghiệp chủ lực xung quanh TPHCM.

Trong khi đó, ở miền Bắc, theo JLL Việt Nam, với làn sóng Covid 19 bùng phát đã làm thị trường BĐS công nghiệp trở nên trầm lắng trong Q2/2021 khi thị trường không đón nhận dự án FDI nổi bật nào, chủ yếu là các dự án quy mô nhỏ. Vì thế, tỷ lệ lấp đầy của các KCN phía Bắc duy trì ở mức 75%; NXXS giảm so với Q1/2021 vì tổng số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động trong 6 tháng đầu năm nay tăng 22% so với cùng kì.


Từ giờ đến hết năm 2021, việc Pegatron tăng vốn đầu tư vào Việt Nam sau dự án tại Hải Phòng được xem là tín hiệu tích cực về nhu cầu BĐS công nghiệp trong tương lai. Riêng thị trường BĐS công nghiệp vùng Đông Bắc đang có triển vọng trong việc thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư với lợi thế về giá thuê và hạ tầng ngày càng được hoàn thiện. Do đó, sự trong đợi về giá đất ở các khu vực này sẽ tăng ở mức 8-10% so với cùng kì năm trước; thị trường NXXS cũng sẽ trở nên sôi động với nhiều nhà đầu tư mới gia nhập thị trường như GNP Industrial hay Công ty cổ phần công nghiệp KCN Việt Nam.








Bình luận


Bài viết liên quan