VIỆT NAM TẬN DỤNG CƠ HỘI TRONG ĐÀM PHÁN MỸ – TRIỀU

VIỆT NAM TẬN DỤNG CƠ HỘI TRONG ĐÀM PHÁN MỸ – TRIỀU

Sự

kiện Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên dù đã đạt được tiến bộ trong mối quan hệ hai nước và hứa hẹn sẽ gặp lại nhau trong tương lai nhưng không có một tuyên bố chung nào được đưa ra.

Đối với phía Việt Nam, điều các doanh nghiệp quan tâm nhất không phải là sự thỏa thuận đôi bên mà doanh nghiệp Việt đã được gì sau hội nghị lịch sử diễn ra ngay trên sân nhà mình.

Trước đây, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã nhất trí về việc hai bên sẽ tiếp tục coi hợp tác thương mại và đầu tư là động lực cho quan hệ song phương.

Trên thực tế cho thấy, hợp tác thương mại Việt Nam – Mỹ đã liên tục tăng mạnh trong những năm qua. Kim ngạch thương mại 2 chiều từ mức 450 triệu USD năm 1994 đã lên hơn 60 tỷ USD vào năm 2018. Và chỉ tính riêng tháng 1/2019 kim ngạch xuất khẩu hàng sang Mỹ đã đạt hơn 5.151 tỷ USD, tăng 42,1% so với cùng kỳ.

Trong hội nghị Mỹ – Triều lần này, hãng hàng không Vietjet và hãng hàng không Bamboo Airways thuộc Tập đoàn FLC đã ký thỏa thuận mua tổng cộng 110 máy bay Boeing các loại. Trong đó VietJet mua 100 máy bay Boeing 737 Max trị giá 12,7 tỷ đô. Còn Bamboo Airways ký hợp đồng mua 10 máy bay thân rộng Boeing 787-9 Dreamline trị giá gần 3 tỷ đô.

Đối với hãng hàng không non trẻ Bamboo Airways, tuy đây không phải lần đầu tiên hợp tác với Boeing nhưng việc chốt hợp đồng mua 20 máy bay thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner đã khẳng định nỗ lực “làm nhanh-làm lớn” mà tỷ phú Trịnh Văn Quyết từng công bố.

Còn đối với VietJet, việc ký hợp đồng mua lượng lớn máy bay và thoả thuận dịch vụ bảo dưỡng trị giá tỷ đô đã không còn quá xa lạ với những người trong ngành. Tuy nhiên, việc VietJet, Bamboo Airways ký kết trong bối cảnh Việt Nam chính thức nhận Chứng chỉ CAT 1, mở đường bay thẳng đến Mỹ lại mang lại kỳ vọng mới cho người dân Việt.

Bên cạnh Bamboo Airways, VietJet, hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) cũng ký hợp đồng hợp tác chiến lược trong lĩnh vực công nghệ thông tin với Tập đoàn Sabra với tổng giá trị hợp đồng 300 triệu đô.

Trong bối cảnh Việt Nam được lựa chọn cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Triều, hợp đồng đặt mua máy bay đem lại kỳ vọng góp phần tăng kim ngạch thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đồng thời khách du lịch từ Mỹ cũng kỳ vọng sẽ tăng mạnh.

Được biết, quốc gia từng được coi là “bí ẩn nhất hành tinh” Triều Tiên cũng đã có những động thái đầu tiên bật đèn xanh để kinh tế tư nhân phát triển, khắc phục những thiếu sót của hệ thống kinh tế Nhà nước.

Sự kiện phái đoàn lãnh đạo cấp cao của Triều Tiên đến thăm nhà máy VinFast và VinEco và Nhà máy nhựa An Phát là một trong những tiêu điểm lần này.

Được biết đến là nhà máy hiện đại nhất Đông Nam Á với số vốn đầu tư khủng, nhà máy VinFast một tổ hợp nhà máy bao gồm nhà điều hành, nhà máy sản xuất ô tô, nhà máy sản xuất xe máy điện, khu công nghiệp phụ trợ, trung tâm đào tạo và viện nghiên cứu và phát triển (R&D), được thực hiện bởi những nhà thầu danh tiếng và sử dụng những nguyên vật liệu và hệ thống vận hành tốt nhất cho nhà máy như tôn Colorbond của NS BlueScope Việt Nam, hệ thống quản lý không khí thông minh EcoSmart VEC của Dürr (Đức).

Bên cạnh đó, phái đoàn Triều Tiên cũng lựa chọn đến thăm An Phát Holdings Công ty cổ phần Nhựa và Môi trường Xanh An Phát (An Phát Plastic). An Phát Plastic là doanh nghiệp lớn với hơn 4.000 lao động trên toàn quốc, có 12 nhà máy và 11 Công ty thành viên trải dài từ Bắc đến Nam.

Triều Tiên được chính Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận xét là đất nước có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Việc phái đoàn cấp cao Triều tiên ưu tiên thăm các cơ sở sản xuất công nghiệp, các nông trang ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật cao như Vinfast, VinEco, AnPhat Plastics cũng cho thấy Triều Tiên đang chú trọng phát triển kinh tế.

Dù có hay không những thỏa thuận kinh tế được ký kết sau này, việc phái đoàn Triều Tiên ưu tiên thăm các cơ sở sản xuất của Việt Nam sau 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao đã cho thấy sự quan tâm sâu sắc của Triều Tiên đối với kinh tế của Việt Nam, mở ra cơ hội học hỏi giao lưu nền kinh tế giữa hai nước Việt – Triều.


Bình luận


Đăng bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan