Theo tinh thần Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Theo đó:
-
Phải thu hút FDI chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu.
-
Ưu tiên dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
“Nói cách khác, việc lựa chọn các dự án FDI công nghệ cao, có hàm lượng chất xám công việc và chuỗi giá trị gia tăng cao là điều kiện cần thiết và quan trọng nhất trong cơ hội bứt phá lần này”, TS. Bùi Trinh nói. Ông cũng đề cập tới việc gần đây,Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định lập tổ công tác đặc biệt đón “đại bàng” đến Việt Namtức ám chỉ những dự án từ các tập đoàn đa quốc gia lớn, công nghệ cao, đứng đầu các chuỗi cung ứng.
Ai cũng biết đóng góp hết sức quan trọng của FDI cho nền kinh tế bản địa là chuyển giao, lan tỏa công nghệ và kỹ thuật – yếu tố thiết yếu cho sự phát triển và thịnh vượng của mỗi quốc gia. Nếu thu hút được dòng vốn FDI có chất lượng cao, hiển nhiên hiệu ứng lan tỏa và các giá trị gia tăng cũng sẽ cao hơn. Tuy nhiên trong quỹ thời gian và nguồn lực có hạn lúc này, nhiều chuyên gia cho rằng chúng ta chỉ có thể tập trung vào một số mục tiêu ưu tiên. Cụ thể, Việt Nam cần tận dụng xu hướng dịch chuyển chuỗi sản xuất toàn cầu sau đại dịch để thu hút FDI vào ngành dược phẩm, tài chính – ngân hàng, sản xuất linh kiện điện và điện tử… Ví dụ:
-
Dược phẩm: Ông Vũ Tú Thành, Phó giám đốc điều hành khu vực, Hội đồng kinh tế Hoa Kỳ – ASEAN cho rằng, Việt Nam đã tạo được “thương hiệu” rất tốt về đối phó, kiểm soát dịch Covid-19, vì thế sản xuất dược phẩm và trang thiết bị, vật tư y tế đang có cơ hội lớn trong thu hút đầu tư. Ông thông tin thêm, các doanh nghiệp thiết bị y tế và dược phẩm của Mỹ đang muốn đầu tư vào Việt Nam và Indonesia, 2 nước có tiềm năng lớn cả về thị trường tiêu thụ, kỹ năng của người lao động cũng như để phục vụ xuất khẩu.
-
Điện tử: FDI có thể chuyển giao và làm lan tỏa công nghệ ở nhiều dạng, qua nhiều kênh, trong đó có khâu R&D mà doanh nghiệp FDI tiến hành ngay tại nước bản địa. Theo TS. Phan Minh Ngọc ngay ở Việt Nam, dù còn rất hữu hạn nhưng cũng đã có một số doanh nghiệp đa quốc gia lớn như Samsung, HP, Bosch, hay Panasonic thành lập các cơ sở R&D tại đây.
Các hoạt động R&D bản địa này đến lượt chúng lại khuyến khích sự phát triển nhân lực, tạo hiệu ứng lan tỏa kiến thức (thông qua sự dịch chuyển lao động, bắt chước, và học hỏi), nâng cao tính cạnh tranh công nghiệp bản địa, vốn là những yếu tố thiết yếu cho khả năng học hỏi và tiếp thu công nghệ của nền kinh tế bản địa.
Để thu hút và tận dụng hơn nữa những hiệu ứng tích cực từ các trung tâm R&D của doanh nghiệp nước ngoài, cần thiết phải có đội ngũ nhân lực lành nghề trong lĩnh vực công nghệ và khoa học. Theo TS. Bùi Trinh:
-
Khi một tập đoàn đa quốc gia muốn triển khai các dự án đầu tư có hàm lượng chất xám cao, họ sẽ nhìn vào nguồn nhân lực tại địa phương thay vì chỉ chú tâm đến các chính sách ưu đãi.
-
Ngược lại, lực lượng lao động trí thức cũng bị thu hút và tìm cơ hội ở những quốc gia có sự hiện diện của những doanh nghiệp công nghệ cao, đòi hỏi công việc có chất xám, chứ không phải là những dự án lạc hậu gây ảnh hưởng và ô nhiễm môi trường.
Bình luận