Quy Chuẩn 06:2020/BXD Có “Làm Khó” Các Nhà Cung Ứng VLXD?

Quy Chuẩn 06:2020/BXD Có “Làm Khó” Các Nhà Cung Ứng VLXD?


Ngày 28/7/2020, Quy chuẩn QCVN 06:2020/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình có hiệu lực. Điều này đồng nghĩa các chủ thể liên quan đến công trình (tư vấn, nhà thầu, chủ đầu tư…) buộc phải cân nhắc thêm khi lựa chọn vật liệu nói chung, vật liệu bao che, vách ngăn nói riêng là vật liệu đó có đáp ứng các quy định của quy chuẩn QCVN 06:2020/BXD hay không?

Tuy nhiên, QCVN 06:2020/BXD yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý và sử dụng nhà và công trình phải tuân thủ các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy nghiêm hơn, bảo đảm an toàn hơn.

Cụ thể, QCVN 06:2020/BXD gồm 9 phần và 9 phụ lục được soát xét, có bổ sung, điều chỉnh với nhiều điểm mới. Theo đó, Quy chuẩn QCVN 06:2020/BXD quy định về an toàn cháy cho gian phòng, nhà và các công trình xây dựng và bắt buộc áp dụng trong tất cả các giai đoạn xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa hay thay đổi công năng.
QCVN 06:2020/BXD đề cập: Các quy định chung; phân loại kỹ thuật về cháy; Đảm bảo an toàn cho người; Ngăn chặn cháy lan; Cấp nước chữa cháy; Chữa cháy và cứu nạn; Quy định về quản lý; Trách nhiệm của tổ chức, các nhân và tổ chức thực hiện… Đồng thời quy định phân loại kỹ thuật về cháy cho các nhà, bộ phận của nhà, cho các gian phòng, cấu kiện xây dựng và vật liệu xây dựng…

Trước đó, QCVN 06:2010/BXD quy định giới hạn chịu lửa của tường ngăn cháy loại 1 và loại 2 không nhỏ hơn REI 150 và REI 60. Điều này có nghĩa là giới hạn chịu lửa của tường ngăn cháy loại 2 quy định trong QCVN 06:2020/BXD thấp hơn, “dễ thở” hơn QCVN 06:2010/BXD…

QCVN 06:2020/BXD đồng thời quy định giới hạn chịu lửa của vách ngăn cháy loại 1 và loại 2, không nhỏ hơn EI 45 và EI 15; Giới hạn chịu lửa của sàn ngăn cháy loại 1, 2, 3 và 4, lần lượt không nhỏ hơn REI 150, REI 60, REI 45 và REI 15… Các giới hạn chịu lửa này được giữ nguyên so với QCVN 06:2010/BXD.

Quy chuẩn QCVN 06:2020/BXD cũng điều chỉnh giới hạn chịu lửa của một số bộ phận ngăn cháy khác như cửa, van ngăn cháy… thấp hơn và hợp lý hơn so với quy chuẩn QCVN 06:2010/BXD…

Và cuối cùng nếu dùng tấm panel cách âm và cách nhiệt làm tường ngoài không chịu lực cho công trình thông thường với bậc chịu lửa 4 thì chỉ cần đạt yêu cầu E15 theo quy chuẩn QCVN 06:2020/BXD.

Với những quy định nói trên, phải chăng Quy chuẩn QCVN 06:2020/BXD sẽ “làm khó” các nhà cung cấp vật liệu, trong đó có các nhà sản xuất tường, vách ngăn thế hệ mới, nhiều ưu việt như sandwich panel.

Sandwich panel là tấm panel PUR cách nhiệt, gồm 3 lớp, trong đó lớp 1 và lớp 3 là thép tôn mạ cao cấp, lớp 2, ở giữa là lớp cách âm, cách nhiệt.

Với các đặc tính nổi trội như cách âm, cách nhiệt tốt, độ bền cao, chống ồn, thi công nhanh, sử dụng năng lượng hiệu quả…, Sandwich panel là giải pháp tối ưu, thay thế tường gạch truyền thống, làm vật liệu trần, bao che, vách ngăn trong các công trình, đáp ứng được yêu cầu về độ bền và tính thẩm mỹ.

Vậy phải chăng mỗi khi đưa sản phẩm Sandwich panel vào công trình, nhà cung cấp vật liệu sẽ phải đưa sản phẩm đi kiểm nghiệm xem có bảo đảm quy định của QCVN 06:2020/BXD?

Rất may là Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy, do Chính phủ ban hành ngày 24/11/2020 đã gỡ vướng cho các nhà cung cấp vật liệu.

Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định rõ các mẫu kết cấu phải kiểm định; cho phép xã hội hóa công tác kiểm định và nhất là cho phép kiểm định theo lô sản xuất…

Tức là khi có chứng nhận của một cơ quan chức năng là lô sản xuất đã được kiểm nghiệm về giới hạn chịu lửa thì sản phẩm đó không cần phải kiểm nghiệm một lần nữa, đủ tiêu chuẩn đưa vào sử dụng trong công trình. Do vậy, các chủ thể liên quan đến công trình không cần quá lo lắng trong việc phải kiểm nghiệm phức tạp, tốn kém thời gian, tiền bạc mỗi khi đưa vật liệu vào công trình.

Hơn nữa, đối với Sandwich panel, các vật liệu ứng dụng trong sản xuất tấm đều là những vật liệu chịu nhiệt, có độ bền vượt trội.

Điển hình là vật liệu Tôn COLORBOND® dành riêng cho ứng dụng sandwich panel của NS BlueScope Việt Nam – doanh nghiệp chuyên cung cấp thép mạ đến từ Úc cũng là một trong những vật liệu đạt yêu cầu cho các ứng dụng tấm bao che của công trình theo Quy chuẩn QCVN 06:2020/BXD quy định.

Bên cạnh đó, vật liệu này còn được tích hợp các công nghệ ưu việt như: Stick+ foam giúp tăng cường độ bám dính tối ưu của lớp thép nền lên bề mặt lớp cách nhiệt; hệ sơn polyester bền đẹp, chống phai màu và bong tróc; Đặc biệt công nghệ Activate™, công nghệ mạ bảo vệ đột phá với cấu trúc ma trận bốn lớp bảo vệ thép nền, hoàn toàn khác biệt với công nghệ mạ nhôm kẽm 2 lớp hiện tại trên thị trường, chống ăn mòn vượt trội ngay cả trong môi trường khắc nghiệt (sát biển, khu công nghiệp ô nhiễm). Từ đó, Vật liệu tôn COLORBOND® For Panel góp phần mang lại độ bền, tính thẩm mỹ, khả năng bám dính đảm bảo hiệu quả cách nhiệt, cách âm và chống cháy cho sản phẩm panel hoàn thiện.

Theo đại diện NS BlueScope Việt Nam cho rằng: việc bắt buộc tuân thủ quy chuẩn QCVN 06:2020/BXD không làm khó cho các chủ thể liên quan đến công trình. Vấn đề đặt ra đối với nhà sản xuất Sanwich panel là không ngừng cải tiến kỹ thuật, tổ hợp ra các sản phẩm đạt các tiêu chuẩn quy định của quy chuẩn, đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường.

Ngoài ra, tư vấn dự án cũng như tư vấn của nhà cung cấp vật liệu cũng cần phải hiểu, xác định rõ hạng nhà máy, bậc chịu lửa của từng công trình, các quy định bắt buộc tuân thủ về an toàn cháy đối với từng khu vực và kết cấu ngăn cháy của công trình theo quy định của quy chuẩn, từ đó lựa chọn chính xác vật liệu cho công trình. Khi đó, công trình không chỉ đạt yêu cầu về phòng cháy chữa cháy mà còn bảo đảm hiệu quả đầu tư, giảm các chi phí không đáng có trong quá trình đầu tư, xây dựng công trình.


Bình luận


Bài viết liên quan