Tổng quan

ESG là bộ tiêu chuẩn về Môi Trường (E), Xã Hội (S) và Quản Trị (G) phục vụ cho việc vận hành 1 doanh nghiệp. Bộ tiêu chuẩn này được các bên hữu quan sử dụng như là kim chỉ nam để biết được Doanh nghiệp của mình quản lý rủi ro ra sao cũng như các cơ hội liên quan đến 3 khía cạnh:
Môi trường: Năng lượng công ty sử dụng, tài nguyên công ty dung và chất thải phát sinh.
Xã hội: Thực hành lao động, an toàn của sản phẩm, sức khỏe nghề nghiệp, an toàn vệ sinh lao động và an toàn dữ liệu.
Quản trị: Tuân thủ pháp luật, sự đa dạng trong HĐQT, chi trả cho ban điều hành, đạo đức kinh Doanh và sự minh bạch trong nghĩa vụ thuế.

Báo cáo ESG là gì và tại sao báo cáo ESG quan trọng với doanh nghiệp?


Các chỉ số và báo cáo ESG nhanh chóng trở thành một phần tất yếu của doanh nghiệp. Sự gia tăng giám sát từ các nhà đầu tư, thay đổi trong kỳ vọng của người tiêu dùng và khách hàng cũng như những thay đổi về chính sách công đồng nghĩa với việc các công ty đang phải đối mặt với áp lực mới để đo lường, công bố và cải thiện các vấn đề liên quan đến ESG trên ba khía cạnh cụ thể như:
Môi trường: phát thải carbon, quản lý nước và chất thải, nguồn cung nguyên liệu thô, tác động từ biến đổi khí hậu
Xã hội: sự đa dạng, công bằng và hòa nhập, quản lý lao động, an ninh và bảo mật dữ liệu, quan hệ cộng đồng
Quản trị: quản trị công ty, đạo đức kinh doanh, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Các bên liên quan của doanh nghiệp sẽ nhìn vào ESG như một cánh cửa dẫn đến tương lai công ty. Báo cáo và chỉ số ESG cũng là yếu tố quan trọng thể hiện toàn cảnh bức tranh kinh doanh của công ty, và báo cáo ESG có thể đặt nền móng cho câu chuyện truyền cảm hứng về tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với thế giới. Kết hợp ba yếu tố ESG vào một báo cáo tích hợp và chiến lược tổng quát của công ty sẽ đưa ra thông điệp rằng công ty đang thực hiện các bước đi cần thiết để gia tăng tính khả thi và sinh lời trong dài hạn. Đó cũng là những điều mà các nhà đầu tư muốn nhìn thấy trong danh mục đầu tư dài hạn của họ.

Báo cáo ESG xem tại đây